Hiện nay mở rộng nền kinh tế, thị trường phát triển hội nhập quốc tế thì các nhà đầu tư FDI muốn mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Việt Nam.Vậy nhà đầu tư FDI muốn kinh doanh bán lẻ hàng hóa tại Việt Nam thì phải xin cấp giấy phép cho hoạt động mua bán hàng hoá trước khi bán lẻ hàng hóa các bạn đã biết chưa? Hãy cùng PHAVILA tìm hiểu chi tiết nhé.
Nội dung bài viết
CĂN CỨ PHÁP LÝ GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HOÁ
– Luật thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
– Luật Quản lý ngoại thương ngày 12 tháng 6 năm 2017;
– Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Trường hợp nào doanh nghiệp FDI bắt buộc phải có giấy phép cho hoạt động mua bán hàng hoá
Từ ngày 15/01/2018, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài/doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải được cấp Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan đến mua bán hàng hoá tại Việt Nam khi thực hiện các hoạt động bán buôn, bán lẻ theo quy định tại Điểm a, b, c, Khoản 1, Điều 5 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP ngày 15/1/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (thay thế Nghị định số 23/2007/NĐ-CP).
- Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, không bao gồm gạo, đường, vật phẩm đã ghi hình, sách; báo và tạp chí;
- Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn dầu, mỡ bôi trơn;
- Thực hiện quyền phân phối bán lẻ gạo, đường, vật phẩm đã ghi hình, sách; báo và tạp chí;
- Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành;
- Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;
- Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;
- Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
- Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.
Theo quy định Điều 10 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định về căn cứ xem xét chấp thuận cấp GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HOÁ như sau:
Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành căn cứ vào nội dung sau để xem xét chấp thuận cấp Giấy phép kinh doanh đối với trường hợp quy định tài khoản 2, 3 và 4 Điều 9 Nghị định này:
- Sự phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực của vùng, quốc gia.
- Tiến trình đàm phán mở cửa thị trường của Việt Nam.
- Nhu cầu mở cửa thị trường của Việt Nam.
- Chiến lược hợp tác với đối tác nước ngoài của Việt Nam.
- Quan hệ ngoại giao, vấn đề an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội đối với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Doanh nghiệp thực hiện hoạt động phân phối bán lẻ có thành lập cơ sở bán lẻ phải được cấp giấy phép hoạt động mua bán hàng hoá hay Giấy phép kinh doanh trước?
Hiện nay, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể thực hiện việc phân phối bán lẻ thông qua cơ sở bán lẻ hoặc không thông qua cơ sở bán lẻ. Đối với trường hợp mở cơ sở bán lẻ, doanh nghiệp phải được cấp Giấy phép thành lập cơ sở bán lẻ.
Theo Khoản 3 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy phép thành lập cơ sở bán lẻ sau khi được cấp Giấy phép kinh doanh.Như vậy, khi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài muốn phân phối bán lẻ thông qua cơ sở bán lẻ thì trước hết phải có Giấy phép kinh doanh.
Mặc dù vậy, nếu như địa điểm lập cơ sở bán lẻ thứ nhất ở cùng tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương với trụ sở chính, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quyền đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đồng thời với cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ thứ nhất
Thời hạn của Giấy phép kinh doanh là bao lâu?
Thời hạn của Giấy phép kinh doanh sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Giấy phép kinh doanh thường sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm được cấp cho đến khi bị thu hồi theo Khoản 1 Điều 43 Nghị định 09/2018/NĐ-CP.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, Giấy phép kinh doanh sẽ có thời hạn là 05 năm, trừ khi rơi vào trường hợp bị thu hồi giấy phép kinh doanh tại Khoản 1 Điều 43 Nghị định 09/2018/NĐ-CP. Các trường hợp mà Giấy phép kinh doanh có thời hạn là 05 năm bao gồm:
- Nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Dịch vụ kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Hàng hóa được cấp phép kinh doanh là dầu, mỡ bôi trơn, gạo, đường, vật phẩm ghi hình, sách, báo và tạp chí.
Chú ý:
Sau khi được cấp Giấy phép kinh doanh, định kỳ hàng năm, trước ngày 31 tháng 01, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện quyền nhập khẩu, xuất khẩu, bán buôn các hàng hóa không phải là dầu, mỡ bôi trơn không phải làm thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiến hành hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan đến mua bán hàng hóa trước khi được cấp Giấy phép kinh doanh thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Doanh nghiệp thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa hoặc hoạt động liên quan đến mua bán hàng hóa mà không có Giấy phép kinh doanh là trái với định pháp luật.
Khi đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP. Theo đó, doanh nghiệp có thể bị phạt tiền với với mức phạt từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng do có hành vi tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam trái với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa hoặc liên quan đến mua bán hàng hóa mà không có Giấy phép kinh doanh theo quy định pháp luật.
TRÌNH TỰ THỰC HIỆN GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HOÁ
– Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh lập 02 bộ hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Sở Công Thương nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính.
– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không được tính vào thời gian cấp Giấy phép kinh doanh;
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định Sở Công Thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính có trách nhiệm xem xét việc đáp ứng điều kiện.
+ Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh, Sở Công Thương phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
+ Trường hợp đáp ứng điều kiện, Sở Công Thương gửi hồ sơ kèm văn bản lấy ý kiến Bộ Công Thương.
– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương xem xét các nội dung tương ứng quy định tại Điều 10 Nghị định 09/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 để có văn bản chấp thuận cấp Giấy phép kinh doanh; trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương, Sở Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh. Trường hợp Bộ Công Thương có văn bản từ chối, Sở Công Thương có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Thời hạn giải quyết:
Thời gian 28 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI PHAVILA
Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp Phavila với hơn 8 năm hỗ trợ các doanh nhân trong công tác giấy tờ, thủ tục hành chính. Như những người bạn, chúng tôi hiểu được rằng khi một doanh nghiệp cần sử dụng dịch vụ hỗ trợ, những điều cần nhất chính là:
✔️ Sự nhanh chóng, mau mắn;
✔️ Thủ tục gọn nhẹ để mọi việc diễn ra “suôn sẻ” và “êm đẹp”;
✔️ Một chi phí hợp lý;
✔️ Đảm bảo mọi thủ tục phải tuân theo và đáp ứng các yêu cầu của pháp luật;
✔️ Luôn sẵn sàng, có khả năng giải quyết các vấn phát sinh.
Vì thế, chúng tôi đưa ra một quy trình chuẩn khép kín để có thể cung cấp một dịch vụ “rẻ nhất” ; “nhanh nhất” và “uy tín” nhất.