Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp là địa chỉ được in trên giấy phép kinh doanh. Vì vậy khi doanh nghiệp muốn chuyển địa điểm kinh doanh, phải làm nhiều thủ tục thay đổi theo quy định của pháp luật và là một quyết định quan trọng đối với doanh nghiệp. Thay đổi vị trí có thể mang lại những lợi ích to lớn như mở rộng thị trường, tiếp cận khách hàng mới và cải thiện hiệu suất kinh doanh. Tuy nhiên, quá trình chuyển địa điểm cũng đầy thách thức và phức tạp. Từ việc tìm kiếm vị trí lý tưởng đến việc tìm hiểu Quy định về thủ tục chuyển địa điểm kinh doanh như thế nào? Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây của công ty PHAVILA để biết thông tin cụ thể về các thắc mắc trên.
Nội dung bài viết
1. Thay đổi địa điểm kinh doanh là gì?
Thay đổi địa điểm kinh doanh là quá trình di chuyển vị trí hoạt động kinh doanh từ một địa điểm hiện tại sang một địa điểm mới khác. Đây là một thủ tục hoàn toàn hợp lý và được pháp luật cho phép DN thực hiện, cũng như bao thủ tục thay đổi thông tin đăng ký kinh doanh khác.
2. Quy trình các bước chuyển địa điểm kinh doanh (Kể từ ngày 27/07/2023)
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Bước 2: Nộp hổ sơ
Bước 3: Kiểm tra tính hợp lệ
Bước 4: Nhận kết quả
Bước 5: Thông báo thay đổi
Quy trình chi tiết chuyển địa điểm kinh doanh
Bước 1:
Chủ thể thực hiện thay đổi địa điểm kinh doanh chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ thông qua hai hình thức là trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc thông qua cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp (đối với Doanh nghiệp đặt trụ sở chính tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chỉ được nộp hồ sơ trực tuyến).
Bước 2:
Người đại diện theo pháp luật hoặc người được uỷ quyền nộp hồ sơ, nhận giấy biên nhận hồ sơ và thanh toán lệ phí (nếu có) tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư;
Sau khi tiếp nhận, cơ quan đăng ký sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp. Nếu hồ sơ hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh sẽ ghi nhận nội dung thay đổi theo yêu cầu của doanh nghiệp trên giấy phép kinh doanh mới.
Bước 3:
– Người đại diện theo pháp luật hoặc người được uỷ quyền nộp hồ sơ sẽ đến sở kế hoạch đầu tư tiếp nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới sau khi hồ sơ được chấp nhận hợp lệ. Khi tới Người đại diện theo pháp luật hoặc người được uỷ quyền càn mang giấy tờ sau:
Giấy biên nhận giải quyết hồ sơ;
Giấy ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải đại diện pháp luật);
CMND/CCCD/hộ chiếu còn hiệu lực;
Hồ sơ bằng bản giấy (trường hợp nếu nộp hồ sơ trực tuyến, thì phải mang hồ sơ bản giấy tới để đối chiếu với văn bản điện tử.
Bước 4:
Doanh nghiệp cần phải công bố nội dung thay đổi trên công thông tin quốc gia theo đúng quy định của Luật Doanh Nghiệp.
Bước 5
Thực hiện các công việc khác sau khi thay đổi địa điểm kinh doanh
Về con dấu
Về hóa đơn
Lưu ý:
Tại một số địa phương (như TP. HCM) có thể thực hiện thủ tục tại Phòng ĐKKD trước khi thực hiện thủ tục tại cơ quan thuế nơi chuyển đi.
Thủ tục và biểu mẫu đăng ký thay đổi địa điểm dùng cho mỗi loại hình DN sẽ khác nhau một chút.
Trường hợp thay đổi địa chỉ ra phạm vi khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì DN có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế còn nợ; đề nghị hoàn số tiền thuế nộp thừa (trừ thuế TNCN). Đối với thuế GTGT chưa khấu trừ hết, nếu thuộc diện hoàn thuế theo quy định thì sẽ được hoàn, nếu không thuộc diện hoàn thuế theo quy định thì có thể đề nghị xác nhận chuyển sang khấu trừ tiếp tại địa chỉ mới. Trước khi thay đổi địa chỉ, DN không phải quyết toán thuế với cơ quan thuế, trừ trường hợp thời điểm thay đổi địa chỉ trùng với thời điểm quyết toán năm. Đối với thuế TNCN, nếu còn thừa thì DN được bù trừ với số thuế phải nộp tại cơ quan thuế chuyển đến.
3. Căn cứ pháp lý
4. Các trường hợp không được chuyển địa điểm kinh doanh
Theo quy định của pháp luật các trường hợp không được chuyển địa điểm kinh doanh gồm:
Doanh nghiệp đã bị Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo về việc vi phạm của doanh nghiệp thuộc trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc đã bị ra Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
Doanh nghiệp đang trong quá trình giải thể theo quyết định giải thể của doanh nghiệp;
Theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án hoặc Cơ quan điều tra, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự;
Doanh nghiệp đang trong tình trạng pháp lý “Không còn hoạt động kinh doanh tại địa điểm đã đăng ký”.
5. Hồ sơ chuyển địa điểm kinh doanh gồm những gì?
5.1 Hồ sơ chuyển địa điểm kinh doanh cùng quận
Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp chuyển trụ sở công ty;
Biên bản về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp chuyển trụ sở công ty (đối với công ty TNHH và Công ty cổ phần);
Quyết định về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp về việc chuyển trụ sở công ty;
Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũ
5.2 Hồ sơ chuyển địa điểm kinh doanh khác quận khác quận
Về hồ sơ chốt thuế (3 bộ)
Biên bản họp về việc thay đổi ĐKKD chuyển trụ sở khác quận
Quyết định về việc thay đổi ĐKKD chuyển trụ sở
Công văn gửi thuế về việc xin chốt thuế chuyển quận
Mẫu số 08-MST
Bản sao chứng thực giấy ĐKKD
Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ.
Về hồ sơ thay đổi ĐKKD
Mẫu 09-MST, 09a do cơ quan thuế cấp cho doanh nghiệp khi thực hiện xong thủ tục chốt thuế
Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp chuyển trụ sở công ty;
Biên bản về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp chuyển trụ sở công ty (đối với công ty TNHH và Công ty cổ phần);
Quyết định về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp về việc chuyển trụ sở công ty;
Giấy ủy quyền cho người đi thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũ.
6. Phí thay đổi địa chỉ công ty
Phí thay đổi địa chỉ công ty chỉ gồm lệ phí khi công ty thực hiện thủ tục thông báo cho Phòng đăng ký kinh doanh để được thay đổi giấy phép kinh doanh mới.
Lệ phí thay đổi địa chỉ công ty bao gồm :
Phí nộp hồ sơ: 100.000 đồng
Phí đăng bố cáo: 300.000 đồng.
Như vậy lệ phí thay đổi địa chỉ công ty trên giấy phép kinh doanh hiện nay chỉ khoảng 400.000 đồng.
DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI PHAVILA
Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp Phavila với hơn 8 năm hỗ trợ các doanh nhân trong công tác giấy tờ, thủ tục hành chính. Như những người bạn, chúng tôi hiểu được rằng khi một doanh nghiệp cần sử dụng dịch vụ hỗ trợ, những điều cần nhất chính là:
Sự nhanh chóng, chuyên nghiệp;
Thủ tục gọn nhẹ để mọi việc diễn ra “suôn sẻ” và “êm đẹp”;
Một chi phí hợp lý;
Đảm bảo mọi thủ tục phải tuân theo và đáp ứng các yêu cầu của pháp luật;
Luôn sẵn sàng, có khả năng giải quyết các vấn phát sinh.
Vì thế, chúng tôi đưa ra một quy trình chuẩn khép kín để có thể cung cấp một dịch vụ “rẻ nhất” ; “nhanh nhất” và “uy tín” nhất.