Thành lập Chi nhánh là một trong những lựa chon quan trọng nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại, tìm kiếm đối tác cũng như thị trường kinh doanh.
Chính vị vậy, hiện nay ngày càng có nhiều doanh nghiệp chọn phương pháp này để tiếp cận khác hàng và tìm đường hướng phát triển.
Phavila xin chia sẽ tới quý độc giả chi tiết về quy trình thủ tục, cũng như những điểm cần lưu ý trong công tác Thành lập Chi nhánh một cách chuyên nghiệp và tiết kiệm nhất nhé!
Nội dung bài viết
Quy định về việc thành lập Chi nhánh
Phụ lục II-11, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT
Chi nhánh là gì?
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hay một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả hoạt động với mục đích sinh lời (tùy ngành nghề), đại diện theo ủy quyền.
Có 02 loại cơ bản, đó chính là: chi nhánh hạch toán độc lập và chi nhánh hạch toán phụ thuộc:
- Điểm khác nhau
- Chi nhánh hạch toán độc lập: có nghĩa vụ gửi tất cả các số liệu, giấy tờ về doanh thu, chi phí để công ty mẹ thực hiện công tác hạch toán và kê khai thuế.
- Chi nhánh hạch toán độc lập: có trách nhiệm hạch toán, báo cáo tài chính, kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cũng như các hoạt động về kế toán khác của riêng chi nhánh mình.
- Điểm giống nhau
- Hoạt động dưới sự ủy quyền, chủ trương đề ra của công ty và bộ máy nhân sự của công ty mẹ.
- Hoạt động trên nền tảng vốn của công ty mẹ.
- Kê khai nộp thuế giá trị gia tăng độc lập.
- Xác định chi phí tính thuế và thu nhập chịu thuế.
Chức năng của chi nhánh
- Về hoạt động kinh doanh: Chi nhánh có thể thực hiện các hoạt động với mục đích sinh lời. Nhưng không phải với tất cả mọi ngành nghề.
- Về thẩm quyền: người đại diện pháp luật của doanh nghiệp có quyền trên toàn bộ các vấn đề liên quan đến chi nhánh.
- Về tài chính: doanh nghiệp chịu tất cả các khoản chi phí phát sinh từ chi nhánh.
➤ Vì vậy, trong trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu thành lập thêm một đơn vị phụ thuộc để tăng khả năng kinh doanh, sản xuất cũng như mở rộng thị trường thì việc Thành lập Chi nhánh được coi là một lựa chọn sáng giá.
Hồ sơ thành lập Chi nhánh.
Ở trong nước
- Thông báo về việc thành lập Chi nhánh của doanh nghiệp.
- Văn bản quyết định và Biên bản họp về việc thành lập Chi nhánh của hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu nếu là công ty TNHH 1 thành viên.
- Bản sao công chứng bổ nhiệm người đứng đầu Chi nhánh.
- Bản sao công chứng sơ yếu lý lịch của người đứng đầu Chi nhánh.
- Chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh ( đối với ngành nghề đã được pháp luật quy định hợp lệ).
- Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng kí doanh nghiệp đối với doanh nghiệp hoạt động theo giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ khác có giá trị tương đương.
Ở nước ngoài
- Thông báo về việc thành lập Chi nhánh ở nước ngoài.
- Bản sao Giấy quyết định và Biên bản họp về việc thành lập Chi nhánh hoặc giấy tờ tương đương đã được hợp pháp hóa lãnh sự.
- Bản sao công chứng bổ nhiệm người đứng đầu Chi nhánh.
- Bản sao công chứng sơ yếu lý lịch của người đứng đầu Chi nhánh.
- Chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh ( đối với ngành nghề đã được pháp luật quy định hợp lệ).
Quy trình thành lập Chi nhánh
Bước 1: Thông báo về việc thành lập Chi nhánh.
Bước 2: Soạn thảo và nộp hồ sơ trực tuyến hoặc trực tiếp.
Bước 3:
– Đối với nộp hồ sơ trực tuyến:
- Doanh nghiệp lên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để đăng kí thành lập Chi nhánh.
- Đối với hồ sơ đăng kí trực tiếp tại Phòng Đăng kí kinh doanh.Doanh nghiệp nộp hồ sơ đầy đủ tại Phòng Đăng kí kinh doanh của tỉnh hoặc thành phố nơi đặt Chi nhánh.
Nộp lệ phí đăng kí: 100.000 VNĐ.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày đăng ký, cơ sở tiếp nhận sẽ gửi Giấy chứng nhận đăng kí thành lập Chi nhánh. Doanh nghiệp mang hồ sơ bản giấy đến Phòng Đăng kí kinh doanh để đối chiếu với hồ sơ đã tiếp nhận qua mạng và nhận Giấy chứng nhận.
Cũng trong thời hạn 03 ngày, nếu hồ sơ đã nộp không đúng quy định, cơ quan tiếp nhận sẽ gửi thông báo chỉnh sửa, bổ sung những nội dung cụ thể.
>>> Xem thêm: Quy trình thành lập văn phòng đại diện mới nhất! <<<
Một số đặc điểm của Chi nhánh
- Không giới hạn việc thành lập chi nhánh, kể cả ở nước ngoài hay tại cùng một địa phương theo Địa giới hành chính.
- Không có tư cách pháp nhân bởi vì chỉ là đơn vị phụ thuộc của công ty.
- Tên Chi nhánh phải được viết bằng chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt, bao gồm cả F,J,Z,W, chữ cái, các kí hiệu và phải kèm theo câu “ Chi nhánh”
- Tên Chi nhánh phải được gắn tại trụ sở Chi nhánh và có khổ chữ nhỏ hơn tên Chi nhánh trong tiếng Việt.
- Tên chi nhánh có thể đăng kí thêm bằng tiếng nước ngoài hoặc viết tắt những bắt buộc phải có tên tiếng Việt.
Dịch vụ thành lập Chi nhánh tại Phavila
Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp Phavila với hơn 8 năm hỗ trợ các doanh nhân trong công tác giấy tờ, thủ tục hành chính. Như những người bạn, chúng tôi hiểu được rằng khi một doanh nghiệp cần sử dụng dịch vụ hỗ trợ, những điều cần nhất chính là:
- ✔️ Sự nhanh chóng, mau mắn;
- ✔️ Thủ tục gọn nhẹ để mọi việc diễn ra “suôn sẻ” và “êm đẹp”;
- ✔️ Một chi phí hợp lý;
- ✔️ Đảm bảo mọi thủ tục phải tuân theo và đáp ứng các yêu cầu của pháp luật;
- ✔️ Luôn sẵn sàng, có khả năng giải quyết các vấn phát sinh.
Vì thế, chúng tôi đưa ra một quy trình chuẩn khép kín để có thể cung cấp một dịch vụ “rẻ nhất” ; “nhanh nhất” và “uy tín” nhất.