Bạn là chủ hộ, muốn mở quán ăn, nhà hàng và thắc mắc liệu mình có phải xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh không? Theo quy định về ATVSTP hiện nay để đảm bảo công tác kiểm soát chất lượng, nguồn gốc đồ ăn thức uống khi đến tay người tiêu dùng thì loại hình “Hộ kinh doanh cá thể” khi sản xuất, kinh doanh thực phẩm bắt buộc phải có Giấy phép ATVSTP.
Trong phạm vi bài viết dưới đây, Công ty Phavila sẽ giới thiệu thông tin rõ hơn và cụ thể hơn về Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho hộ kinh doanh.
Nội dung bài viết
1. Thế nào là Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho Hộ kinh doanh?
Khi bạn muốn hoạt động ngành nghề cơ sở kinh doanh các sản phẩm về thực phẩm, dịch vụ về ăn uống thì điều kiện cần trước hết là phải đăng ký giấy phép cho hộ kinh doanh tại UBND cấp tỉnh.
Bước tiếp theo là bạn sẽ phải đăng ký Giấy chứng nhận ATVSTP để đáp ứng điều kiện đủ và đúng quy định của pháp luật về kinh doanh thực phẩm, đồ uống hiện nay. Loại giấy phép này chứng nhận cho cơ sở của bạn có đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm để kinh doanh và cam kết cung cấp sản phẩm thực phẩm vệ sinh, an toàn đến tay người tiêu dùng.
2. Một số ngành nghề cụ thể mà hộ kinh doanh phải xin Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Bao gồm nhưng không giới hạn những ngành nghề cụ thể như sau:
- Cơ sở sản xuất thực phẩm;
- Cửa hàng, quán ăn kinh doanh dịch vụ ăn uống;
- Hàng quán kinh doanh các loại nước uống, cafe giải khát;
- Hệ thống cửa hàng tiện lợi cho người tiêu dùng, bán đồ ăn nhanh;
- Các dịch vụ thực phẩm liên quan khác.
Bên cạnh đó, các trường hợp không phải xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm:
- Cơ sở kinh doanh, sơ chế nhỏ lẻ;
- Cơ sở sản xuất hoặc kinh doanh buôn bán thực phẩm không có địa điểm cố định/cụ thể;
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh các dụng cụ, bao gói dùng để chứa đựng thực phẩm;
- Dịch vụ nhà hàng trong các khách sạn;
- Bếp ăn tập thể nhưng không đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
- Kinh doanh thức ăn đường phố, vỉa hè;
- Cơ sở kinh doanh đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) hoặc Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 hoặc Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS) hoặc Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC) hoặc Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
3. Xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh ở đâu?
Tùy vào sản phẩm kinh doanh, sản xuất trên thực tế mà hiện nay có 3 cơ quan ban ngành liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó:
- Đối với Bộ Y Tế bao gồm 2 cơ quan chủ yếu cấp giấy là Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm Tỉnh/ Thành Phố hay Chi Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm;
- Đối với Bộ Nông Nghiệp gồm Ban Quản Lý An Toàn Thực Phẩm Tỉnh/ Thành Phố hay Sở Nông Nghiệp Tỉnh/ Thành Phố;
- Đối với Bộ Công Thương gồm: Ban Quản Lý An Toàn Thực Phẩm Tỉnh/ Thành Phố hay Sở Công Thương Tỉnh/ Thành Phố.
4. Thủ tục đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho Hộ kinh doanh
Hồ sơ bao gồm:
☑️ Giấy phép được phép hoạt động của hộ kinh doanh;
☑️ Đơn đề nghị cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh (theo mẫu công ty Phavila cung cấp);
☑️ Bản thuyết minh về trang thiết bị, cơ sở vật chất, kê khai dụng cụ phục vụ cho việc kinh doanh, sản xuất thực phẩm tại cơ sở;
☑️ Giấy khám sức khỏe tại cơ sở y tế cấp huyện trở lên đối với chủ cơ sở và những người trực tiếp làm công;
☑️ Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm của từng cá nhân tham gia sản xuất trong cơ sở theo quy định kiến thức do Bộ trưởng Bộ quản lý ngành cung cấp;
☑️ Bản vẽ sơ đồ mặt bằng chi tiết cách bố trí sản xuất, kinh doanh và các khu vực xung quanh của cơ sở hộ kinh doanh.
Quy trình đăng ký giấy phép an toàn thực phẩm cho Hộ kinh doanh
✔️ Bước 1: Chuẩn bị danh sách hồ sơ theo hướng dẫn như trên.
✔️ Bước 2: Nộp hồ sơ tại Cơ quan có thẩm quyền cấp tùy theo loại cơ sở của hộ kinh doanh.
✔️ Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ hồ sơ hợp lệ và đầy đủ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành thẩm xét tính hợp lệ của hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận ATVSTP và thông báo bằng văn bản gửi đến cơ sở nếu như hồ sơ không hợp lệ.
Lưu ý: Trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về hồ sơ không hợp lệ nhưng cơ sở không phản hồi để bổ sung hồ sơ thì hồ sơ này sẽ bị cơ quan tiếp nhận hủy bỏ.
✔️ Bước 4: Sau khi thẩm duyệt hình thức hồ sơ đầy đủ giấy tờ, trong vòng 10 ngày làm việc Cơ quan có thẩm quyền tiến hành lập Đoàn thẩm định cơ sở (từ 03 – 05 người tùy thuộc vào quy mô, loại hình kinh doanh) để trực tiếp đi đánh giá, báo cáo tình hình thực tế nhà xưởng.
✔️ Bước 5: Đoàn thẩm định cơ sở sẽ tiến hành đối chiếu thông tin cũng như thẩm định tình trạng thực tế tại cơ sở so với bộ hồ sơ đăng ký được nộp tại cơ quan theo đúng quy định, thẩm quyền.
✔️ Bước 6: Từ kết quả ở bước 5, trường hợp cơ sở đáp ứng đầy đủ điều kiện và đúng như hồ sơ an toàn thực phẩm báo cáo thì cơ quan sẽ cấp Giấy chứng nhận ATVSTP. Trường hợp cơ sở không đủ điều kiện, biên bản thẩm định của Đoàn sẽ ghi rõ thời hạn thẩm định lại (tối đa là 03 tháng cho hộ kinh doanh).
Trường hợp nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động của cơ sở.
DỊCH VỤ XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM CHO HỘ KINH DOANH TẠI CÔNG TY PHAVILA
Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp Phavila với hơn 8 năm hỗ trợ các doanh nhân trong việc xin cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. Là những người đồng hành, chúng tôi hiểu được rằng khi một doanh nghiệp sử dụng dịch vụ, những điều cần nhất chính là:
- Sự nhanh chóng, nhiệt tình và uy tín;
- Thủ tục gọn nhẹ để mọi việc diễn ra “suôn sẻ” và “êm đẹp”;
- Một chi phí hợp lý;
- Đảm bảo mọi thủ tục phải tuân theo và đáp ứng các yêu cầu của pháp luật.
- Luôn sẵn sàng, có khả năng giải quyết các vấn phát sinh.
Vì thế, chúng tôi đưa ra một quy trình chuẩn khép kín để có thể cung cấp một dịch vụ “rẻ nhất” ; “nhanh nhất” và “uy tín” nhất.