Giải thể doanh nghiệp tư nhân là thủ tục mà Phavila chúng tôi đã tư vấn và thực hiện cho nhiều công ty, bởi một số doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả hay không tìm được đường hướng phát triển thì lựa chọn rút khỏi thị trường có thể là giải pháp tốt nhất đối với công ty và người lao động.
Chính vì vây, Phavila xin chia sẽ tới quý độc giả chi tiết về quy trình thủ tục giải thể doanh nghiệp tư nhân cũng như những hoạt động bị cấm khi có quyết định giải thể một cách chuyên nghiệp và tiết kiệm nhất để quý công ty tránh mắc phải những hệ lụy không đáng có khi thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp nhé!
Doanh nghiệp tư nhân là gì?
Trước hết, Doanh nghiệp tư nhân được hiểu là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và có trách nhiệm vô hạn với mọi hoạt động của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của mình.
Doanh nghiệp tư nhân khác gì với công ty TNHH ?
Khác với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, theo Luật doanh nghiệp 2014, công ty TNHH 1 thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ. Cũng như vậy đối với công ty cổ phần.
Thế nào là giải thể doanh nghiệp tư nhân?
- Vậy Giải thể doanh nghiệp tư nhân là chấm dứt tư cách pháp nhân cũng như các quyền và nghĩa vụ liên quan khác của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể giải thể bằng hai hình thức là tự nguyện theo quyết định của chủ sở hữu hoặc bắt buộc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Giải thể doanh nghiệp là một quyết định không ai muốn. Tuy nhiên, đây có thể là việc làm đúng đắn nhất khi các hình thức kinh doanh của doanh nghiệp thực sự không có sự thuận lợi và cũng đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
>>> Xem thêm: Thủ tục giải thể doanh nghiệp 2020 <<<
Quy trình thủ tục giải thể doanh nghiệp tư nhân
Chuẩn bị hồ sơ:
- Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp tư nhân;
- Quyết định giải thể doanh nghiệp;
- Con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu hoặc giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp cùng với danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, bao gồm cả các khoản nợ về thuế và bảo hiểm xã hội (nếu có);
- Giấy chứng nhận đầu tư; bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký thuế và giấy đề nghị bổ sung đối với công tư được cấp Giấy phép đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị hợp pháp tương đương;
- Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ và giấy ủy quyền để thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp.
>>> Xem thêm:Thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh khi công ty khó khăn <<<
Quy trình giải thể doanh nghiệp tư nhân
- Thực hiện chấm dứt hoạt động đối với các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;
- Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp;
- Chủ doanh nghiệp tư nhân trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty đã quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng;
- Gửi hồ sơ đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Công bố giải thể doanh nghiệp tại Sở kế hoạch và đầu tư;
- Xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế tại cơ quan hải quan;
- Hoàn thành các thủ tục về giải thể tại cơ quan Thuế;
- Thực hiện thủ tục trả con dấu pháp nhân của doanh nghiệp tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hôi hoặc Công an thành phố;
- Thực hiện thủ tục giải thể tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp;
- Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp gửi đề nghị giải thể đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp;
Các hoạt động bị cấm từ khi có quyết định giải thể
Điều 205 – Luật Doanh nghiệp 2014 đã thông báo: dù doanh nghiệp giải thể theo bất kì hình thức nào (tự nguyện hay ép buộc) đều bị nghiêm cấm thực hiện các hoạt động sau:
- Cất giấu, tẩu tán tài sản;
- Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ của mình;
- Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp;
- Ký kết hợp đồng mới không phải là hợp đồng nhằm thực hiện giải thể doanh nghiệp;
- Cầm cố, thế chấp, tặng-cho, cho thuê tài sản;
- Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;
- Huy động vốn dưới mọi hình thức khác.
Tùy thuộc vào mức độ sai phạm của doanh nghiêp nặng hay nhẹ mà chủ doanh nghiệp có thể bị xử phạt theo luật hình sự và phải bồi thường nếu gây thiệt hại.
DỊCH VỤ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP TẠI PHAVILA
Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp Phavila với hơn 8 năm hỗ trợ các doanh nhân trong công tác giấy tờ, thủ tục hành chính. Như những người bạn, chúng tôi hiểu được rằng khi một doanh nghiệp sử dụng dịch vụ, những điều cần nhất chính là:
- ✔️ Sự nhanh chóng, mau mắn;
- ✔️ Thủ tục gọn nhẹ để mọi việc diễn ra “suôn sẻ” và “êm đẹp”;
- ✔️ Một chi phí hợp lý;
- ✔️ Đảm bảo mọi thủ tục phải tuân theo và đáp ứng các yêu cầu của pháp luật.
- ✔️ Luôn sẵn sàng, có khả năng giải quyết các vấn phát sinh.
Vì thế, chúng tôi đưa ra một quy trình chuẩn khép kín để có thể cung cấp một dịch vụ “rẻ nhất” ; “nhanh nhất” và “uy tín” nhất.