Thời hạn của chứng minh thư là khá dài. Tuy nhiên, trong trường hợp quý độc giả làm mất, thất lạc hoặc bị đánh cắp thì hoàn toàn có thể làm thủ tục xin cấp mới để được pháp luật bảo vệ khi bị kẻ xấu lợi dụng.
Chứng minh thư là một tài liệu công khai chứng minh danh tính của công dân Việt Nam. Một công dân trên 14 tuổi cư trú trên lãnh thổ Việt Nam có nghĩa vụ phải đăng ký làm giấy chứng minh nhân dân và có nghĩa vụ phải mang theo để sẵn sàng trình diện khi được yêu cầu.
Sau đây, Phavila xin chia sẽ đến quý độc giả khái niệm rõ ràng nhất của chứng minh thư, đồng thời đưa lên một số điểm lưu ý mà quý độc giả nên lưu ý để tránh xảy ra những vấn đề không đáng có, gây mất thời gian cũng như ảnh hưởng lợi ích cá nhân nhé!
Nội dung bài viết
Chứng minh thư là gì?
Chứng minh thư là một tài liệu công khai chứng minh danh tính của công dân Việt Nam. Tài liệu nhận dạng này được sử dụng để kết nối một người với thông tin cá nhân của người đó. Chẳng hạn như họ tên , tuổi, ngày sinh , địa chỉ , số thẻ, giới tính, quốc tịch.
Trong trường hợp không mang theo giấy tờ tùy thân chính thức, bằng lái xe có thể được chấp nhận ở nhiều quốc gia để xác minh danh tính. Một số quốc gia không chấp nhận dùng giấy phép lái xe để nhận dạng, thường là bởi vì ở những quốc gia đó, chúng không có giá trị sử dụng dưới dạng tài liệu và có thể dễ làm giả.
Tuy vậy, hầu hết các quốc gia chấp nhận hộ chiếu như một hình thức nhận dạng tương tự. Một số quốc gia yêu cầu tất cả mọi người phải có sẵn tài liệu nhận dạng bất cứ lúc nào. Nhiều quốc gia yêu cầu tất cả người nước ngoài phải có hộ chiếu hoặc đôi khi chứng minh thư quốc gia từ đất nước của họ bất cứ lúc nào nếu họ không có giấy phép cư trú trong nước.
>>> Xem thêm: NƠI CẤP CĂN CƯỚC CÔNG DÂN <<<
Thời hạn của Chứng minh thư
Thời hạn hiệu lực Chứng minh thư của công dân Việt Nam là 15 năm tính từ ngày đăng ký xin cấp được in trên thẻ.
Chứng minh nhân dân có thể được thay thế, xin cấp mới vì lý do mất, thất lạc, bị đánh cắp,… bất kể lúc nào ngay cả khi thời hạn chưa kết thúc.
Chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu là những giấy tờ quan trọng. Nếu bạn làm mất hoặc bị đánh cắp, người bị mất CMND cần đến cơ quan công an cấp quận, huyện nơi đăng ký hộ khẩu thường trú làm thủ tục để được cấp lại. Điều này sẽ có lợi trong trường hợp kẻ xấu dùng Chứng minh thư của bạn sử dụng vào giao dịch bất chính. Nếu có xảy ra tranh chấp hay một vài chủ nợ từ trên trời rơi xuống, bạn hoàn toàn có thể nhờ vào sự phân minh của pháp luật để giải quyết vấn đề này.
Các trường hợp tạm thời chưa được cấp giấy Chứng minh nhân dân
- Người đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dụng bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù;
- Những người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác không có khả năng điều khiển được năng lực hành vi của bản thân bao gồm người bị bệnh, đang điều trị tập trung tại các bệnh viện tâm thần.
- Người không điều trị tập trung nhưng có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền chứng nhận họ bị bệnh không điều khiển được năng lực hành vi thì tạm thời chưa được cấp Chứng minh nhân dân.
Trình tự, thủ tục cấp đổi, cấp lại giấy Chứng minh nhân dân
Công dân được cấp đổi, cấp lại giấy Chứng minh nhân dân trong các trường hợp sau:
- CMND đã sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp;
- Chứng minh nhân dân bị hư hỏng không sử dụng được;
- Công dân có thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên, đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên giấy Chứng minh nhân dân;
Công dân dược cấp lại Chứng minh nhân dân trong các trường hợp sau:
- Bị mất Chứng minh nhân dân;
- Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.
Trình tự, thủ tục cấp đổi, cấp lại giấy Chứng minh nhân dân
+ Đơn trình bày rõ lý do đổi Chứng minh nhân dân hoặc cấp lại, có xác nhận của Công an phường, xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, ảnh dán vào đơn và đóng dấu giáp lai (đơn xin cấp đổi không phải xác nhận của Công an phường);
+ Xuất trình hộ khẩu;
+ Đối với những trường hợp thay đổi tên, họ, chữ đếm, ngày, tháng, năm sinh nếu đổi lại CMND phải xuất trình Quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép thay đổi các nội dung trên đây.
- Nộp lại giấy CMND cũ (đối với cấp đổi);
- Kê khai tờ khai Chứng minh nhân dân (theo mẫu );
- In vân tay 10 ngón vào chỉ bản, tờ khai (theo mẫu);
- Chụp ảnh: Ảnh màu, kích thước 03cm x 04cm do cơ quan CA chụp ;
- Nộp lệ phí Chứng minh nhân dân: 8.000đồng/lần cấp đối với công dân ở các phường; 4.000 đồng/lần cấp đối với công dân ở các xã.
Về việc cấp thẻ căn cước công dân
Ngày 20/11/2014, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc Hội khóa XIII đã thông qua Luật căn cước công dân; có hiệu lực từ ngày 01/01/2016. Theo đó, giấy Chứng minh nhân dân sẽ được thay bằng thẻ Căn cước công dân.
Theo Quyết định số 267/QĐ-TTg ngày 02/3/2015 ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật CCCD, trong đó giao Bộ Công an tiến hành xây dựng Dự án sản xuất, cấp và quản lý thẻ CCCD để triển khai, tổ chức cấp thẻ CCCD, chậm nhất từ ngày 01/01/2020 phải thực hiện cấp thẻ CCCD trên toàn quốc.