Nơi cấp căn cước công dân hẳn nhiều người cũng không nắm rõ. Theo quy định hiện nay, Thẻ Căn cước công dân tương tự như Chứng minh nhân dân, được dùng để nhận dạng một cá nhân nào đó ít nhất trong lãnh thổ quốc gia và được cấp bởi cơ quan công an có thẩm quyền.
Thẻ căn cước công dân có giá trị chứng minh nguồn gốc của người được cấp thẻ. Chủ thẻ có thể sử dụng thẻ để thực hiện các giao dịch cần phải nhận dạng trên lãnh thổ Việt Nam. Vậy nơi cấp căn cước công dân cụ thể là ở đâu?
Nội dung bài viết
Thẻ căn cước công dân là gì?
Thẻ căn cước công dân là loại thẻ thể hiện các thông tin cơ bản về lai lịch, đặc điểm nhận dạng, được dùng để nhận dạng một cá nhân cụ thể nào đó. Trên thẻ sẽ có một mã số định danh cá nhân gồm 12 chữ số, nhiều hơn ba chữ số so với Chứng minh nhân dân và chứa các thông tin như họ tên, ngày sinh, giới tính, dân tộc, quê quán, địa chỉ thường trú và các thông tin khác.
Thẻ có giá trị sử dụng thay thế được hộ chiếu ở Việt Nam và cả nước ngoài nơi thẻ đã được ký kết thỏa thuận công nhận thẻ thay thế hộ chiếu.
Theo Luật Căn cước công dân, khi công dân đã xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đó không được yêu cầu người được cấp thẻ phải xuất trình bất kỳ giấy tờ gì để chứng minh các thông tin đã nêu trên thẻ của họ. Và mọi công dân Việt Nam sẽ được cấp thẻ căn cước công dân khi đủ 14 tuổi.
>>> Xem thêm: Thủ tục giải thể doanh nghiệp 2020 <<<
Nơi cấp căn cước công dân cụ thể là ở đâu?
Nơi cấp căn cước công dân là các văn phòng cơ sở quản lý Căn cước công dân trực thuộc Bộ công an. Bên cạnh đó, những nơi này cũng tiếp nhận hồ sơ làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước của công dân. Cụ thể như sau:
- Phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội;
- Cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;
- Cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các đơn vị hành chính tương đương.
Như vậy, trường hợp bạn thường trú tại Hà Nội nhưng đang sinh sống và làm việc tại Thái Nguyên thì bạn vẫn có thể ra Cơ quan quản lý căn cước công dân thuộc Công an Thái Nguyên để làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân mà không cần phải chuyển nơi đăng ký thường trú hay đăng ký tạm trú tại đây.
Quy trình thủ tục thực hiện Xin cấp thẻ Căn cước công dân
Thành phần hồ sơ
- Sổ hộ khẩu bản chính
- 01 Tờ khai căn cước công dân mẫu Mẫu CC01
- 01 Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân Mẫu CC02
Nếu thông tin không đầy đủ hoặc thống nhất thì bạn sẽ được yêu cầu xuất trình Giấy khai sinh, Chứng minh nhân dân cũ hoặc các giấy tờ hợp pháp khác về những thông tin cần ghi trong Tờ khai Căn cước công dân.
Các bước thực hiện
Bước 1: Điền vào Tờ khai Căn cước công dân tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp tỉnh hoặc khai Tờ khai điện tử trên trang thông tin điện tử dịch vụ công trực tuyến.
Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ và đề nghị công dân xuất trình Sổ hộ khẩu.Trường hợp đủ điều kiện, thủ tục thì tiến hành thu nhận vân tay, chụp ảnh chân dung của công dân, in giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho công dân
Cách thức thực hiện
Trực tiếp | 7 Ngày làm việc | Lệ phí: 0 Đồng Lệ phí: 30.000 Đồng | + Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân không phải nộp lệ phí; + Công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân: 30.000 đồng/ thẻ Căn cước công dân. | + Trực tiếp tại trụ sở Công an; +Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh (nếu đã triển khai); + Cấp lưu động tại các địa điểm cần thiết. |
Trực tuyến | 07 Ngày làm việc | + Khai Tờ khai điện tử trên trang thông tin điện tử dịch vụ công trực tuyến; |
Một vài trường hợp khi xin cấp thẻ Căn cước công dân
- Trường hợp cần thay đổi thông tin thì cần hải xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong Tờ khai căn cước công dân.
- Trường hợp thông tin trên Sổ hộ khẩu chưa đầy đủ hoặc không thống nhất với thông tin công dân khai trên Tờ khai Căn cước công dân thì xuất trình Giấy khai sinh, Chứng minh nhân dân cũ hoặc các giấy tờ hợp pháp khác về những thông tin cần ghi trong Tờ khai Căn cước công dân.
- Trường hợp thiếu giấy tờ liên quan theo quy định thì cá nhân sẽ được hướng dẫn bằng văn bản, trên đó ghi rõ nội dung cần bổ sung.
- Trường hợp qua đối chiếu thông tin thấy không đủ điều kiện thì hồ sơ sẽ được trả lại cho cá nhân và ghi rõ lý do vào Tờ khai căn cước công dân.
Trên đây, Phavila chúng tôi đã chia sẻ một số kiến thức chính về Nơi cấp căn cước công dân, cũng như những lưu ý khi xin loại giấy tờ này và trong quá trình sử dụng nó. Bởi đây là một loại giấy tờ rất quan trọng, dùng để xác nhận một cá nhân và không thể thiếu trong hầu hết các công tác thủ tục giấy tờ.
Vì lý do này, Phavila chúng tôi mong muốn đem đến quý độc giả cái nhìn toàn diện nhất về vấn đề này.
Nếu bạn còn thắc mắc nào cần dược giải đáp. Hãy liên hệ với Phavila chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí nhé!