Công tác dán nhãn hàng hóa và những quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa là rất quan trọng để tạo niềm tin với khách hàng và để pháp luật bảo vệ người tiêu dùng.
Nhãn hàng hóa là bản in ấn, dán, khắc nhãn và nhiều hình thức trực tiếp khác lên sản phẩm thể hiện những nội dung cơ bản cần thiết về hàng hóa để người tiêu dùng nhận biết cũng như chọn lựa sử dụng và không thuộc đối tượng luật sở hữu trí tuệ.
Ngày nay, nhu cầu trao đổi-buôn bán hàng hóa đang ngày càng phát triển với tốc độ chóng mặt. Việc mua phải sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ chắc hẳn là điều không ai muốn.
Như những người bạn, Phavila chúng tôi xin chia sẻ tới quý độc giả những quy định mới nhất về việc in ấn, dán nhãn hàng hóa cũng như những lưu ý để quý công ty có thể thực hiện hoạt động này một cách nhanh chóng, hợp pháp và nhanh chóng nhất.
Nội dung bài viết
Nhãn hàng hóa là gì?
Nhãn hàng hóa theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP được hiểu là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá.
Những quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa
Đối tượng áp dụng
- Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động kinh doanh, sản xuất tại Việt Nam.
- Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam.
- Cơ quan nhà nước, tổ chức có liên quan.
Vị trí nhãn hàng hóa
- Nhãn hàng hóa ở trên hàng hóa, bao bì phải có đầy đủ các nội dung quy định và được đặt ở vị trí dễ nhận thấy mà không cần phải tháo rời các chi tiết của sản phẩm.
- Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài, thì trên bao bì phải có nhãn hàng hóa và thể hiện đầy đủ nội dung.
Kích thước nhãn hàng hóa. Kích thước chữ, số trên nhãn
- Kích thước nhãn hàng hóa phải đảm bảo ghi được đầy đủ nội dung bắt buộc.
- Kích thước của chữ và số trong nhãn.
- Trường hợp hàng hóa là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thì chiều cao chữ không thấp hơn 1.2mm.
- Trường hợp sản phẩm dùng 1 mặt của bao bì để ghi nhãn nhỏ hơn 80cm2 thì chiều cao chữ không được thấp hơn 0.9mm.
- Kích thước của chữ và số thể hiện đại lượng đo lường thì phải tuân thủ quy định của pháp luật về đo lường.
>>> Xem thêm: THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU ĐỘC QUYỀN <<<
Màu sắc của chữ, ký hiệu, hình ảnh trên nhãn hàng hóa
- Màu sắc của chữ, chữ số, hình ảnh, hình vẽ, dấu hiệu, ký hiệu ghi trên nhãn hàng hóa phải rõ ràng.
- Đối với những nội dung bắt buộc thì chữ, chữ số phải có màu sắc tương phản với màu nền của hàng hóa.
Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa
- Những nội dung bắt buộc ghi trên nhãn hàng hóa phải được ghi bằng tiếng Việt. Đối với hàng hóa sản xuất và lưu thông trong nước có thể ghi bằng tiếng nước ngoài nhưng phải đảm bảo nội dung tương ứng trong tiếng Việt và kích thước phải nhỏ hơn chữ tiếng Việt.
- Đối với hàng hóa nhập khẩu, phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt nhưng phải đảm bảo sự tương ứng về nghĩa và giữ nguyên nhãn gốc.
- Một số nội dung được phép ghi bằng ngôn ngữ khác(có gốc là chữ cái La tinh)
- Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thuốc trong trường hợp không có tên tiếng Việt.
- Tên quốc tế hoặc tên khoa học kèm công thức hóa học, công thức cấu tạo của hóa chất, dược chất, tá dược, thành phần của thuốc;
- Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thành phần, thành phần định lượng của hàng hóa trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa;
- Tên và địa chỉ doanh nghiệp nước ngoài có liên quan đến sản xuất hàng hóa.
Nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa
- Tên hàng hóa;
- Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
- Xuất xứ hàng hóa.
Ngoài những nội dung trên, phụ lục I của nghị định này còn quy định tổ chức cá nhân tham gia buôn bán sản xuất phải thể hiện những nội dung sau trên nhãn
- Tự xác định và ghi nhóm của hàng hóa
- Ngày sản xuất hoặc hạn sử dụng;
- Với sản phẩm có thời hạn dưới 30 tháng, bắt buộc phải ghi ngày hết hạn;
- Hướng dẫn sử dụng;
- Thông tin, cảnh báo.
- Định lượng;
- thành phần định lượng;
- Số lô sản xuất;
>>> Xem thêm: Cần chuẩn bị gì khi mở công ty <<<
Nhãn phụ và những quy định về nhãn phụ
- Nhãn phụ, cùng là nhãn hàng hóa nhưng mang nội dung bắt buộc được dịch thuật từ nhãn gốc, được sử dụng với hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa không xuất khẩu được hoặc bị trả lại để đưa ra thị trường.
- Nhãn phụ phải được gắn trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa nhưng không được che những nội dung bắt buộc của nhãn gốc.
- Nội dung ghi trên nhãn phụ là nội dung được dịch nguyên ra tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc cũng như bổ sung các nội dung bắt buộc còn thiếu của hàng hóa. Trong đó, cá nhân-tổ chức ghi nhãn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác của nội dung được ghi.
- Đối với hàng hóa không xuất khẩu được hoặc bị trả lại muốn đưa ra thị trường thì phải có dòng chữ in đậm “ được sản xuất tại Việt Nam” trên nhãn phụ.
>>> Xem thêm: Đăng ký nhãn hiệu nhanh chóng 2020<<<
Sử dụng dịch vụ tại Phavila
Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp Phavila cùng tới đội ngũ chuyên gia và cán bộ kinh nghiệm với hơn 8 năm hỗ trợ các doanh nhân trong công tác giấy tờ, thủ tục hành chính.
Đứng ở vị trí những người bạn, chúng tôi hiểu được rằng khi một doanh nghiệp sử dụng dịch vụ, những điều cần nhất chính là:
- Sự nhanh chóng, mau mắn;
- Thủ tục gọn nhẹ để mọi việc diễn ra “suôn sẻ” và “êm đẹp”;
- Một chi phí hợp lý;
- Đảm bảo mọi thủ tục phải tuân theo và đáp ứng các yêu cầu của pháp luật.
- Luôn sẵn sàng, có khả năng giải quyết các vấn phát sinh.
Vì thế, chúng tôi đưa ra một quy trình chuẩn khép kín để có thể cung cấp một dịch vụ “rẻ nhất” ; “nhanh nhất” và “uy tín” nhất. Phavila chúng tôi rất mong tiếp tục hợp tác và nhận được sự tin tưởng từ quý Công ty.