Mẫu phụ lục hợp đồng là gì? Khi nào cần sử dụng mẫu phụ lục hợp đồng? Đây có lẽ là một thuật ngữ không quá mới lạ trong các giao dịch hợp đồng. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người chưa hiểu rõ được Phụ lục hợp đồng chính xác là như thế nào và được sử dụng hoặc khi xảy ra tranh chấp thì thực hiện thế nào?
Để trả lời rõ ràng hơn cho câu hỏi này và đi vào những thắc mắc liên quan của quý độc giả. Phavila chúng tôi xin chia sẻ một vài thông tin về mẫu phụ lục hợp đồng và các vấn đề cần lưu ý khi lập Phụ lục hợp đồng nhé!
Nội dung bài viết
Phụ lục hợp đồng là gì?
Để hiểu rõ về khái niệm phụ lục hợp đồng, trước tiên bạn cần phải nắm được thuật ngữ Hợp đồng là gì? Hợp đồng chính là một văn bản, giọng nói hay bất cứ hình thức nào có thể lưu lại, dùng để xác nhận sự cam kết giữa hai hay nhiều bên tham gia thỏa thuận. Điều đặc biệt ở đây là Hợp đồng mang tính pháp lý và được bảo vệ bởi luật pháp vì nó đáp ứng đầy đủ các yếu tố mà pháp luật yêu cầu.
Một hợp đồng thường dùng để xác nhận các trao đổi mua bán cũng như lời hứa về một vấn đề nào đó. Bởi vì hợp đồng được pháp luật bảo vệ, cho nên khi một trong các bên tham gia “vi phạm hợp đồng”. Có nghĩa là bên thiệt hại sẽ được hưởng các quyền bảo vệ hoặc bên thiệt hại cũng có thể đơn phương hủy hợp đồng do bên còn lại không thực hiện đúng theo những điều khoản hợp đồng đã yêu cầu và được thống nhất.
Như các bạn đã biết, hợp đồng được ký kết và thỏa thuận ngay từ lúc bắt đầu giao dịch. Tuy nhiên, việc thực hiện nội dung trong hợp đồng thông thường là cả một quá trình, nên không thể tránh khỏi các bên phát sinh các mong muốn khác hoặc muốn hủy bỏ một vài điều khoản thỏa thuận ban đầu. Từ đó, hình thành nên thuật ngữ Phụ lục hợp đồng.
Phụ lục hợp đồng được xem là phần bổ sung hoặc sửa đổi cho nội dung chính của Hợp đồng, và được đính kèm theo sau Hợp đồng.
- Nếu phụ lục được lập cùng thời điểm với hợp đồng thì sau khi hoàn thành việc ký kết, hợp đồng có hiệu lực thi hành thì phụ lục cũng có hiệu lực ngay lúc đó.
- Nếu phụ lục hợp đồng được phát sinh sau thời điểm ký kết hợp đồng và trong quá trình thực hiện hợp đồng thì thời điểm có hiệu lực sẽ được các bên thỏa thuận và ghi rõ.
Quý doanh nghiệp cần lưu ý: Các Điều khoản bổ sung và Phụ lục hợp đồng được xem là bộ phận quan trọng, không thể tách rời của Hợp đồng và có hiệu lực pháp lý giống như Hợp đồng.
>>> Xem thêm: Mẫu giấy xác nhận công tác và cách điền trong 5 phút <<<
Hiệu lực của Phụ lục hợp đồng
Theo như Bộ luật dân sự 2015 quy định, Phụ lục hợp đồng là một phần quan trọng không thể tách rời khỏi Hợp đồng, đồng thời có hiệu lực bằng với hợp đồng. Chính vì vậy, bên cạnh việc nội dung của Phụ lục hợp đồng không được trái với Hợp đồng thì hiệu lực của Phụ lục hợp đồng cũng hoàn toàn phụ thuộc vào hợp đồng đã ký kết.
Mẫu Phụ lục hợp đồng và những lưu ý khi soạn Phụ lục hợp đồng
1. Mẫu phụ lục hợp đồng
Trong lĩnh vực kinh doanh, hẳn sẽ có rất nhiều ngành nghề về nhiều lĩnh vực khác nhau như buôn bán, dịch vụ, lao động, xây dựng,… Vì vậy, mẫu phụ lục hợp đồng cũng cần được soạn theo tiêu chuẩn của mỗi hợp đồng khác nhau và vẫn dựa theo các yêu cầu của pháp luật. Tuy nhiên, mẫu hợp đồng mà Phavila đã chia sẻ ở trên là mẫu chung nhất hiện đang được sử dụng rất nhiều.
2. Những lưu ý khi soạn Mẫu phụ lục hợp đồng
Như đã được nhắc đến ở phần trên, Phụ lục hợp đồng chính là một phần quan trọng không hoạt động độc lập đối với Hợp đồng.
Vì vậy, khi soạn Phụ lục hợp đồng, các công ty cũng cần phải đảm bảo sự chính xác và một vài yếu tố khác như sau:
- Công chứng Phụ lục hợp đồng;
- Đảm bảo tính chính xác, thống nhất giữa Hợp đồng và Phụ lục hợp đồng;
- Các bên thỏa thuận dựa trên nguyên tắc tự nguyện, không được ép buộc hay lừa dối và ký kết đúng thẩm quyền của các bên.
Số lần cho phép kí kết Phụ lục hợp đồng
Theo Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Hợp đồng. Bộ luật này đã KHÔNG quy định về điều kiện số phụ lục hợp đồng có thể ký kết.
Vì vậy số lượng Phụ lục hợp đồng được ký kết sẽ phụ thuộc vào mong muốn giữa các bên tham gia ký kết .
Tuy nhiên, tại một Nghị định khác là Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Thời hạn hợp đồng lao động chỉ được sửa đổi một lần bằng phụ lục hợp đồng lao động và không được làm thay đổi loại hợp đồng đã giao kết, trừ trường hợp kéo dài thời hạn hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi và người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách quy định tại Khoản 6 Điều 192 của Bộ luật Lao động”.
Như vậy, đối với các loại hợp đồng khác trừ hợp đồng lao động thì đều có thể kí kết nhiều Phụ lục hợp đồng tùy theo mức độ mong muốn giữa các bên.
Phavila- Dịch vụ hỗ trợ tư vấn doanh nghiệp
Trên đây, Phavila chúng tôi đã chia sẻ một số kiến thức chính về Mẫu phụ lục hợp đồng, định nghĩa cũng như mục tiêu sử dụng và những lưu ý mà doanh nghiệp hoặc các bên kí kết cần lưu ý. Bởi hợp đồng là vật để pháp luật có thể xác nhận kí kết giữa các bên và từ đó dùng các điều lệ pháp luật quy định để phân chia và bảo vệ người bị thiệt hại khi có những “vi phạm hợp đồng” xảy ra.
Vì lý do này, Phavila chúng tôi mong muốn đem đến quý độc giả cái nhìn toàn diện nhất về vấn đề này để quý công ty trách những thiệt hại không đáng có.
Nếu bạn còn thắc mắc nào cần dược giải đáp. Hãy liên hệ với Phavila chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí nhé!