Thẻ APEC (hay còn gọi là thẻ ABTC) là tấm vé đặc quyền cho doanh nhân đi 19 nước trong khối APEC bao gồm: Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Nga, Singapore, Indonesia, Malaysia, Thailand, Philippines, New Zealand, Mêxicô, Chilê, Brunây, Pêru, Papua New Guinea và Việt Nam.
Sở hữu tấm thẻ APEC doanh nhân có điều kiện thuận lợi trong việc di chuyển đến các nền kinh tế thành viên tạo quan hệ làm ăn, ký kết hợp đồng hợp tác, tham gia hội nghị, hội họp trong ngắn hạn mà không cần phải nộp đơn xin thị thực. Vậy APEC là gì, cùng Phavila tìm hiểu ngay nhé!
Nội dung bài viết
1. APEC là gì? Tìm hiểu các nước thành viên trong khối APEC
APEC là tên viết tắt tiếng Anh của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (Asia – Pacific Economic Cooperation – APEC), là cơ chế hợp tác kinh tế hàng đầu ở châu Á – Thái Bình Dương nhằm thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư, tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng chung trong khu vực.
Hiện nay, khối APEC có 21 nền kinh tế tham gia bao gồm: Mỹ, Canada, Úc, Chi Lê, Trung Quốc, Brunei, Hồng Kông, Đài Loan, Peru, Papua New Guinea, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Hàn Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Singapore, Mexico, Việt Nam.
Tuy nhiên, chỉ có 19 nước là tham gia chương trình thẻ Apec toàn diện, 2 nước là Mỹ và Canada tham gia chưa toàn diện (đang trong thời kỳ quá độ – transitional members).
Doanh nhân Việt Nam có thẻ Apec đi được những nước có danh sách dưới đây kèm theo thời gian lưu trú tối đa đối với từng nước thành viên như sau:
- Úc, Chi Lê, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Thái Lan, Brunei, Peru, Mexico: 90 ngày.
- Trung Quốc, Hồng Kông, Malaysia, Indonesia, Singapore, Papua New Guinea, Việt Nam: 60 ngày.
- Philippines: 59 ngày.
2. Đối tượng thuộc diện được cấp thẻ APEC
Không phải ai cũng được cấp thẻ APEC, đặc quyền này chỉ cho phép một trong những đối tượng sau đây:
- Chủ doanh nghiệp tư nhân / chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên;
- Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên trong Hội đồng thành viên;
- Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên trong Hội đồng quản trị;
- Giám đốc / Tổng giám đốc;
- Phó Giám đốc;
- Kế toán trưởng;
- Trưởng phòng;
- Trưởng chi nhánh.
Ngoài ra, các doanh nhân cần phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí dưới đây để các quan chức lãnh sự trong khối APEC xét duyệt hồ sơ, gồm:
☑️ Hộ chiếu còn giá trị sử dụng ít nhất 03 năm kể từ ngày nộp hồ sơ xin cấp thẻ.
☑️ Đang làm việc, hoạt động tại công ty/ doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các tiêu chí được cấp thẻ.
☑️ Là người từ đủ 18 tuổi trở lên, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc không bị mất năng lực hành vi dân sự.
☑️ Tham gia đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật, trừ các trường hợp là chủ sở hữu, không phải người lao động theo Hợp đồng lao động.
☑️ Có nhu cầu thường xuyên đi đến các nước trong khối APEC trong ngắn hạn, tham gia ký kết hợp đồng, tham dự hội thảo, hội nghị với các đối tác (thể hiện thông qua lịch sử đi công tác / kế hoạch đi công tác dự định sắp tới).
3. Điều kiện đối với doanh nghiệp / công ty nơi công tác
☑️ Công ty có doanh thu tối thiểu 10 tỉ đồng trong năm gần nhất hoặc có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tối thiểu tương đương 10 tỉ đồng trong năm gần nhất (tùy từng khu vực hoạt động của doanh nghiệp, điều kiện về tài chính được xét duyệt khác nhau)
☑️ Công ty đã ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh, thương mại, đầu tư và dịch vụ với các nước trong khối thẻ APEC, đóng thuế đầy đủ và chấp hành tốt pháp luật, thể hiện thông qua:
- Có ít nhất một hợp đồng với đối tác nằm trong khối Apec đã thực hiện không quá 12 tháng tính đến thời điểm xin cấp thẻ;
- Các giấy tờ chứng minh có thể là hợp đồng, thư mời hoặc các chứng từ xuất nhập khẩu khác (L/C, vận đơn, tờ khai hải quan, hóa đơn thanh toán) không quá 01 năm tính đến thời điểm xin cấp thẻ ABTC với các đối tác thuộc nền kinh tế thành viên APEC tham gia chương trình thẻ ABTC (Lưu ý: Các văn bản bằng tiếng nước ngoài phải có bản dịch công chứng tiếng Việt kèm theo).
4. Trình tự, thủ tục xin cấp thẻ APEC
Để được cấp thẻ APEC (thẻ ABTC) doanh nhân cần thực hiện theo 02 bước:
Bước 1: Xin xét duyệt cho sử dụng thẻ APEC
Ở bước này, doanh nghiệp cần nộp hồ sơ đến Sở Kế hoạch và đầu tư của UBND tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở hoặc Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao… nếu doanh nghiệp thuộc khu này để cơ quan có thẩm quyền rà soát, xét duyệt hồ sơ công ty có đủ điều kiện được phép xin cấp thẻ APEC hay không.
Lưu ý: Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về cơ quan tiếp nhận hồ sơ thẻ APEC để tránh gửi nhầm tới cơ quan không có thẩm quyền dẫn tới thất lạc hồ sơ nếu gửi qua đường bưu điện (Tại Tp. Hồ Chí Minh là Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. HCM, Tại Long An là Sở ngoại vụ tỉnh Long An…).
Bước 2: Xin cấp thẻ APEC
Sau khi được cấp văn bản cho phép sử dụng thẻ APEC của UBND tỉnh/ thành phố, doanh nghiệp tiếp tục nộp hồ sơ đến Cục quản lý xuất nhập cảnh của Bộ Công an để tiến hành xin cấp thẻ đi lại ABTC.
- Tại Tp. Hồ Chí Minh: 333 – 335 – 337 Nguyễn Trãi, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, Tp. HCM.
- Tại Đà Nẵng: 78 Lê Lợi, Thạch Thang, Hải Châu, Đà Nẵng.
- Tại Hà Nội: 44-46 đường Trần Phú, quận Ba Đình, Hà Nội.
DỊCH VỤ XIN CẤP THẺ APEC TẠI CÔNG TY PHAVILA
Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp Phavila với hơn 8 năm hỗ trợ các doanh nhân trong việc xin cấp thẻ APEC. Là những người đồng hành, chúng tôi hiểu được rằng khi một doanh nghiệp sử dụng dịch vụ, những điều cần nhất chính là:
- Sự nhanh chóng, nhiệt tình và uy tín;
- Thủ tục gọn nhẹ để mọi việc diễn ra gọn lẹ;
- Một chi phí thật hợp lý;
- Đảm bảo mọi thủ tục phải tuân theo và đáp ứng các yêu cầu của pháp luật;
- Luôn sẵn sàng, có khả năng giải quyết các vấn phát sinh.
Vì thế, chúng tôi đưa ra một quy trình chuẩn khép kín để có thể cung cấp một dịch vụ “rẻ nhất” ; “nhanh nhất” và “uy tín” nhất.