Nội dung bài viết
TẠI SAO PHẢI THAY ĐỔI LOẠI HÌNH CỦA CÔNG TY?
Thay đổi loại hình công ty là một nghiệp vụ thường thấy trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc thay đổi loại hình này bắt nguồn từ nhu cầu thay đổi cơ cấu tổ chức, chuyên môn hóa việc quản trị hoặc mong muốn kêu gọi vốn góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Trong bài viết này, Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp Phavila xin gửi đến quý độc giả những thông tin hữu ích và tổng quan nhất về quy trình, thủ tục thay đổi loại hình doanh nghiệp được cập nhật mới nhất trong năm 2020 này.
Trước hết để có thể nắm được những thông tin này bạn cần phải biết được hiện tại theo quy định của Pháp luật Việt Nam thì có Bao nhiêu loại hình doanh nghiệp?
CÓ BAO NHIÊU LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP?
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
Theo Luật doanh nghiệp 2014 thì Công ty trách nhiệm hữu hạn được chia thành 2 loại là: Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên và Công ty TNHH hai thành viên trở lên.
- ✔️ Công ty TNHH 1 thành viên là Doanh nghiệp trong chỉ có 1 thành viên hoặc 1 tổ chức làm chủ sở hữu, có tư cách pháp nhân kể từ ngày thành lập và không được phát hành cổ phiếu.
- ✔️ Công ty TNHH 1 thành viên là Doanh nghiệp trong có tối thiểu 2 thành viên và tối đa 50 thành viên.
- Về cơ bản cơ cấu tổ chức của công ty TNHH 2 thành viên trở lên gồm có: Hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc hoặc tổng giám đốc công ty và nếu số lượng thành viên từ 11 trở đi phải thành lập ban kiểm soát công ty.
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày thành lập và không được phát hành cổ phiếu.
CÔNG TY CỔ PHẦN
Công ty cổ phần là doanh nghiệp có số vốn điều lệ đăng ký được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Công ty cổ phần phải có ít nhất 3 thành viên trở lên và không giới hạn số lượng tối đa.
Công ty cổ phần có Đại hội đồng cổ đông (Tức các cổ đông góp vốn); Hội đồng quản trị (Tức các cổ đông sáng lập doanh nghiệp); Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc) và Ban kiểm soát đối với công ty cổ phần có trên 11 cổ đông.
Công ty cổ phần được quyền huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
>>> Xem thêm: Nên thành lập công ty Cổ phần hay công ty Trách nhiệm hữu hạn?<<<
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
Theo quy định tại khoản 1 Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2014 đã nêu rõ “Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.”
Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân và chỉ có duy nhất 1 thành viên.
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Tại Khoản 8, Điều 4 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 quy định doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
DOANH NGHIỆP HỢP DANH
Tại Điều 172 của Luật doanh nghiệp 2014 có nêu rõ khái niệm công ty Hợp Danh là DOANH NGHIỆP, trong đó:
a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
>>> Xem thêm: Thế nào là công ty Hợp danh? <<<
QUY TRÌNH, THỦ TỤC THAY ĐỔI LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP
Doanh nghiệp có thời hạn 10 ngày kể từ ngày phát sinh chuyển đổi loại hình công ty để đăng ký chuyển đổi loại hình với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận 1 bộ hồ sơ chuyển đổi hợp lệ, cơ quan đăng ký doanh nghiệp cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới.
HỒ SƠ CHUYỂN ĐỔI LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP
CHUYỂN ĐỔI TỪ CÔNG TY TNHH THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN
- ✔️ Giấy đề nghị đăng ký công ty cổ phần (Phụ lục I-4, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
- ✔️ Điều lệ công ty chuyển đổi;
- ✔️ Quyết định của chủ sở hữu công ty hoặc Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc chuyển đổi công ty;
- ✔️ Danh sách cổ đông sáng lập (Phụ lục I-7, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT), danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (Phụ lục I-8, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT) và bản sao hợp lệ các giấy tờ theo quy định tại Khoản 4 Điều 22 và Khoản 4 Điều 23 Luật Doanh nghiệp;
- ✔️ Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng hoặc thỏa thuận góp vốn đầu tư.
CHUYỂN ĐỔI TỪ CÔNG TY CỔ PHẦN THÀNH CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
- ✔️ Giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH một thành viên (Phụ lục I-2, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
- ✔️ Điều lệ công ty chuyển đổi;
- ✔️ Quyết định của Đại hội đồng cổ đông về việc chuyển đổi công ty;
- ✔️ Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của người đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 78 Luật Doanh nghiệp;
- ✔️ Danh sách người đại diện theo ủy quyền (Phụ lục I-10, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT) và bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của từng đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 78 Luật Doanh nghiệp;
- ✔️ Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức.
CHUYỂN ĐỔI TỪ CÔNG TY CỔ PHẦN THÀNH CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN
- ✔️ Giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH hai thành viên trở lên (Phụ lục I-3, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
- ✔️ Điều lệ công ty chuyển đổi;
- ✔️ Quyết định của Đại hội đồng cổ đông về việc chuyển đổi công ty;
- ✔️ Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của người đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 78 Luật Doanh nghiệp;
- ✔️ Danh sách thành viên (Phụ lục I-6, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT) và bản sao hợp lệ các giấy tờ theo quy định tại Khoản 4 Điều 22 và Khoản 4 Điều 23 Luật Doanh nghiệp;
- ✔️ Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng hoặc thỏa thuận góp vốn đầu tư.
CHUYỂN ĐỔI TỪ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN
- ✔️ Giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH hai thành viên trở lên (Phụ lục I-3, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
- ✔️ Điều lệ công ty chuyển đổi;
- ✔️ Quyết định của Chủ sở hữu về việc chuyển đổi công ty;
- ✔️ Quyết định huy động vốn;
- ✔️ Danh sách thành viên (Phụ lục I-6, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT) và bản sao hợp lệ các giấy tờ theo quy định tại Khoản 4 Điều 22 và Khoản 4 Điều 23 Luật Doanh nghiệp;
- ✔️ Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
- ✔️ Giấy chứng nhận góp vốn cho thành viên mới;
- ✔️ Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh.
LƯU Ý KHI CHUYỂN ĐỔI LOẠI HÌNH CÔNG TY
- ✔️ Doanh nghiệp phải khắc lại con dấu và thông báo lên Sở KH&ĐT sau khi chuyển đổi loại hình công ty.
- ✔️ Theo Điểm a Khoản 3 Điều 12 văn bản hợp nhất số 14/VBHN-BTC thì Doanh nghiệp phải thực hiện Quyết toán thuế: “Khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm và khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động; “
- ✔️ Nếu Doanh nghiệp còn tồn hóa đơn VAT và muốn tiếp tục sử dụng thì phải: Làm dấu tên để đóng dấu tên mới vào bên cạnh tiêu thức tên, địa chỉ đã in sẵn để tiếp tục sử dụng (đối với hóa đơn giấy); Gửi thông báo điều chỉnh thông tin tại Thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
- ✔️ Thay đổi thông tin tài khoản ngân hàng và các tài sản khác mà doanh nghiệp đang đứng tên.
DỊCH VỤ THAY ĐỔI LOẠI HÌNH CÔNG TY TẠI PHAVILA
Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp Phavila với hơn 8 năm hỗ trợ các doanh nhân trong công tác giấy tờ, thủ tục hành chính. Như những người bạn, chúng tôi hiểu được rằng khi một doanh nghiệp cần thay đổi thông tin, những điều cần nhất chính là:
- ✔️ Sự nhanh chóng, mau mắn;
- ✔️ Thủ tục gọn nhẹ để mọi việc diễn ra “suôn sẻ” và “êm đẹp”;
- ✔️ Một chi phí hợp lý;
- ✔️ Đảm bảo mọi thủ tục phải tuân theo và đáp ứng các yêu cầu của pháp luật.
- ✔️ Luôn sẵn sàng, có khả năng giải quyết các vấn phát sinh.
Vì thế, chúng tôi đưa ra một quy trình chuẩn khép kín để có thể cung cấp một dịch vụ “rẻ nhất” ; “nhanh nhất” và “uy tín” nhất.
CẦN CUNG CẤP THÔNG TIN GÌ CHO PHAVILA?
ĐỂ SỬ DỤNG DỊCH VỤ THAY ĐỔI LOẠI HÌNH CÔNG TY CỦA TRUNG TÂM HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP PHAVILA, CÁC DOANH NHÂN CHỈ VIỆC CHO CHÚNG TÔI BIẾT MÃ SỐ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP VÀ YÊU CẦU CHI TIẾT VỀ VIỆC THAY ĐỔI CỦA MÌNH. TẤT CẢ NHỮNG VIỆC CÒN LẠI CHÚNG TÔI SẼ HỖ TRỢ CÁC BẠN!
Với một quy trình tinh gọn được cải tiến trong suốt quá trình đồng hành cùng khách hàng đã giúp Phavila có thể hỗ trợ được nhiều doanh nghiệp một cách nhanh chóng và tiết kiệm đáng kể.
Nếu doanh nghiệp của bạn đang cần được tư vấn và hỗ trợ trong công tác thay đổi Hãy Bấm VÀO ĐÂY để xem qua BẢNG GIÁ DỊCH VỤ THAY LOẠI HÌNH CÔNG TY SIÊU TIẾT KIỆM của chúng tôi dành cho khách hàng trong dịp ưu đãi này.
Trước đây công ty tôi được công an cấp con dấu giờ tôi chuyển từ cty tnhh sang cty cổ phần phải đổi con dấu. Thì con dấu cũ tôi phải xử lý như thế nào xin công ty tư vấn.
Chào bạn, cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi thông tin đến Hỗ trợ doanh nghiệp Phavila Việt Nam. Trong trường hợp bạn đã nêu trước hết bạn cần làm thủ tục huỷ bỏ con dấu tại cơ quan công an đã cấp con dấu cho công ty bạn trước đây. Sau đó bạn hãy đến một cơ sở khắc dấu và khắc cho công ty mình mẫu dấu mới theo thông tin ĐÃ được thay đổi và thông báo lên Cổng thông tin điện tử quốc gia nhé!
Chào Luật sư PHAVILA! Sắp tới tôi và 2 người bạn nữa muốn thành lập một doanh nghiệp chuyên về tư vấn công trình và kinh doanh vật liệu xây dựng. Tôi đang phân vân giữa hai loại hình là công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần. Mong được giải đáp sớm.
Chào bạn, cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi thông tin đến Hỗ trợ doanh nghiệp Phavila Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp của bạn chuyên về tư vấn công trình và kinh doanh vật liệu xây dựng thì có thể đăng ký Công ty TNHH hoặc Công ty cổ phần đều có lợi nhưng bạn có thể xem xét một vài yếu tố như sau:
– Một là, về số lượng thành viên có ban đầu. Đối với Công ty TNHH thì bạn có thể đăng ký với 1 thành viên hoặc 2 thành viên. Nhưng đối với Công ty cổ phần thì bạn bắt buộc phải có từ 3 thành viên sáng lập trở lên.
– Hai là, về quy mô mở rộng trong tương lai. Nếu bạn đăng ký Công ty TNHH thì quy mô công ty thường nhỏ và vừa, có độ tin tưởng tương đối giữa các thành viên để cùng kinh doanh. Nếu bạn đăng ký Công ty cổ phần thì định hướng phát triển quy mô thường lớn, có thể phát hành cổ phiếu để huy động thêm vốn từ những nhà đầu tư.
– Ba là, về chuyển nhượng vốn. Đối với Công ty TNHH thì các quy định của pháp luật về chuyển nhượng vốn thường khó khăn và phức tạp, giới hạn trong những trường hợp nhất định. Còn đối với Công ty cổ phần, bạn sẽ được chuyển nhượng vốn tự do cho người ngoài với ít những ràng buộc của pháp luật.