Có lẽ ai cũng đã biết và nghĩ rằng khi có những hợp đồng kinh doanh lớn hơn mức vốn điều lệ hiện đăng ký hoặc khi mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh thì các công ty mới cần tăng vốn điều lệ để có thêm dòng vốn trong quá trình phát triển.
Tuy nhiên, Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp Phavila của chúng tôi đã nhận ra một điều hết sức thú vị đó là khi gặp khó khăn doanh nghiệp cũng có thể tăng vốn điều lệ.
Cụ thể, lượng hồ sơ cần đăng ký tăng vốn điều lệ mà chúng tôi tiếp nhận trong Đại dịch virut Covid-19 hiện nay, một đại dịch khiến cả chục ngàn doanh nghiệp và cả hệ thống kinh tế bị ảnh hưởng lại có chiều hướng gia tăng.
Nội dung bài viết
Vốn điều lệ là gì?
Để có thể giải thích được vấn đề này trước hết chúng ta cần nhắc lại một chút về định nghĩa mà bất kỳ một giám đốc nào cũng phải nắm rõ khi thành lập doanh nghiệp đó là – vốn điều lệ là gì?
Các bạn có thể hiểu một cách đơn giản rằng bản chất của Vốn điều lệ là “Sự cam kết trách nhiệm của doanh nghiệp về vật chất” của doanh nghiêp đối với nhà nước và đối tác.
Ngoài ra, đây chính là nguồn vốn kinh doanh của công ty, và cũng là cơ sở để phân chia trách nhiệm, quyền lợi/trách nhiệm giữa các cổ đông/thành viên góp vốn.
Tại sao phải tăng vốn điều lệ?
Để giải thích được câu hỏi này, Phavila sẽ tiến hành phân tích thắc mắc khó lý giải được nêu ở đầu bài viết này.
Trong những cơn khủng hoảng kiểu Covid-19 này sẽ có rất nhiều thách thức được đặt ra cho toàn thể doanh nghiệp trong hệ thống kinh tế.
Câu hỏi đặt ra là các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty khởi nghiệp (Start-up) đang nỗ lực phát triển đó là làm sao để sống sót, tồn tại? Và các phương án thường thấy đó là:
✔️ Liên kết lại, tăng thêm tính linh hoạt và rèn thêm vũ khí cạnh tranh để chuẩn bị đón sóng cầu thị khi hết dịch.
✔️ Kêu gọi vốn hoặc tự mình bổ sung thêm tài lực để “bơm máu” để cứu đứa con tinh thần vượt qua sóng gió.
Còn với các công ty cổ phần quy mô trung bình trở lên lại càng đau đầu, tìm phương án làm sao để:
✔️ Thiết lập niềm tin của các cổ đông, tăng độ bền vững của doanh nghiệp, thiết lập sự tin tưởng với đối tác, chủ nợ?
✔️ Đảm bảo đầy đủ các tiêu chí an toàn trong họat động khi doanh nghiệp tăng quy mô hoạt động, mở rộng thị trường?
✔️ Tăng hạn mức vay vốn ngân hàng khi cần thiết?
✔️ Tăng tính hiệu quả, ổn định của doanh nghiệp?
✔️ Hạn chế sự thâu tóm của một số thành viên/cổ đông trong doanh nghiệp?
Tất cả các câu hỏi trên rất nhiều vị lãnh đạo tìm đến với phương án thay đổi giấy phép kinh doanh TĂNG VỐN GÓP, TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ DOANH NGHIỆP!
Tại sao ư? Bởi vì với những kiểu khủng hoảng chung do yếu tố khách quan kiểu Đại dịch Covid-19 này các doanh nghiệp đều hiểu rằng, mọi chuyện rồi sẽ qua cho những ai có thể trụ vững và ứng biến tốt và có tài chính tốt nhất.
Vì thế việc tăng vốn kinh doanh bằng hình thức kêu gọi góp vốn hoặc tăng mức vốn góp vào doanh nghiệp để có nguồn tài chính trang trải chi phí giúp doanh nghiệp tồn tại là hết sức cần thiết.
Không những thế, việc tăng vốn điều lệ có thể mang đến nhiều tác động tích cực khác như tăng sự tin tưởng hơn từ các cổ đông, các chủ nợ, tăng hạn mức vay vốn ngân hàng, tăng sự uy tín cho doanh nghiệp để có thể ký kết những hợp đồng lớn sau này….Và đây là câu trả lời cho những thắc mắc mà ta đã đề ra ở đầu bài viết.
Vậy các bước thực hiện như thế nào để phù hợp luật với chi phí nhỏ gọn nhất, thời gian thực hiện ngắn gọn nhẹ nhất? Hồ sơ cần những gì?
Hình thức tăng vốn điều lệ, giấy tờ cần chuẩn bị và trình tự thực hiện.
Phavila – Chúng tôi cùng quý vị tìm hiểu về phương án TĂNG VỐN GÓP, TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ DOANH NGHIỆP như sau :
Theo Luật Doanh Nghiệp 2014 định nghĩa Vốn điều lệ là vốn thực góp! “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần”.
Điều 68 của Luật Doanh Nghiệp 2014 đã chỉ rõ vấn đề TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ:
Về Hình thức tăng vốn góp, tăng vốn điều lệ:
Công ty TNHH 01 thành viên | Công ty TNHH hai Thành Viên Trở Lên | Công ty Cổ Phần |
---|---|---|
Là Chủ sở hữu đầu tư thêm vốn Chủ sở hữu huy động thêm vốn góp từ người khác. | Bản chất các thành viên muốn thay đổi vốn góp theo chiều hướng tăng lên; Hoặc tổ chức cần tiếp nhận vốn góp của thành viên mới; Hoặc điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty. | Đây là hình thức doanh nghiệp có tỷ lệ nhu cầu tăng hay giảm vốn điều lệ (thông thường là tăng nhiều hơn mong muốn giảm). Theo điều 122 của Luật Doanh nghiệp 2014: để tăng vốn điều lệ, công ty tăng thêm số lượng cổ phần được quyền chào bán và bán các cổ phần đó trong quá trình hoạt động. Các hình thức chào bán như sau: – Chào bán cho các cổ đông hiện hữu; – Chào bán cổ phần riêng lẻ; – Chào bán ra công chúng. Việc chào bán cổ phần ra công chúng, chào bán cổ phần của công ty cổ phần niêm yết và đại chúng thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán. |
Vấn đề là hồ sơ tăng vốn góp, tăng vốn điều lệ cần phải có những gì?
Loại | Hồ sơ gồm gì? |
---|---|
Công ty TNHH 01 thành viên | – Giấy đề nghị thay đổi đăng ký kinh doanh; – Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc tăng vốn điều lệ; – Giấy ủy quyền cho tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục; Lưu ý: Nếu công ty TNHH một thành viên muốn tăng vốn bằng cách thêm thành viên góp vốn vào công ty thì bắt buộc công ty phải chuyển đổi loại hình sang công ty TNHH hai thành viên hoặc công ty cổ phần. |
Công ty TNHH 2 Thành Viên Trở Lên | – Giấy đề nghị thay đổi đăng ký kinh doanh; – Quyết định tăng vốn của Hội đồng thành viên; – Biên bản họp của Hội đồng thành viên; – Giấy xác nhận việc góp vốn của thành viên mới (trường hợp có tiếp nhận thành viên mới); – Chứng thực cá nhân sao y công chứng của thành viên mới; – Giấy ủy quyền cho tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục; Lưu ý: Các thành viên cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định tăng vốn góp, tăng vốn điều lệ vì khi doanh nghiệp có mức vốn tăng lên và có trách nhiệm đối với các đối tác lớn hơn thì việc giảm vốn điều lệ là thủ tục khó hơn. |
Công ty Cổ Phần | – Giấy đề nghị thay đổi đăng ký kinh doanh; – Quyết định tăng vốn của Đại hội đồng cổ đông; – Biên bản họp tăng vốn điều lệ của Hội đồng cổ đông; – Giấy xác nhận việc góp vốn của thành viên mới (trường hợp có tiếp nhận thành viên mới); – Chứng thực cá nhân sao y công chứng của thành viên mới; – Giấy ủy quyền cho tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục. Lưu ý: Trường hợp Đại hội đồng cổ đông thông qua việc phát hành cổ phần chào bán để tăng vốn điều lệ, đồng thời giao Hội đồng quản trị thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ sau khi kết thúc mỗi đợt chào bán cổ phần, hồ sơ đăng ký tăng vốn điều lệ phải có: 1. Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc phát hành cổ phần chào bán để tăng vốn điều lệ, trong đó nêu rõ số lượng cổ phần chào bán và giao Hội đồng quản trị thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ sau khi kết thúc mỗi đợt chào bán cổ phần; 2. Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng quản trị công ty cổ phần về việc đăng ký tăng vốn điều lệ công ty sau khi kết thúc mỗi đợt chào bán cổ phần. |
Thời gian thực hiện:
- ✔️ Theo Điều 48 Luật doanh nghiệp 2014 quy định: Vốn góp, vốn điều lệ phải được thực hiện đúng đủ trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày tăng vốn điều lệ công ty.
- ✔️ Theo Điều 68 Luật doanh nghiệp 2014 quy định “Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ, công ty phải thông báo bằng văn bản đến Cơ quan đăng ký kinh doanh”.
Thông báo này tương đồng với “Giấy đề nghị thay đổi đăng ký kinh doanh”, nội dung phải đủ các yếu tố chủ chốt sau:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp;
b) Vốn điều lệ; số vốn dự định tăng hoặc giảm;
c) Thời điểm, lý do và hình thức tăng hoặc giảm vốn;
d) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.
- Chuẩn bị đóng thuế môn bài theo bậc thuế môn bài mới tương ứng với mức vốn điều lệ sau khi tăng.
- Hoàn thành quá trình TĂNG VỐN GÓP, TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ DOANH NGHIỆP.
DỊCH VỤ TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ DOANH NGHIỆP PHAVILA VIỆT NAM
Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp Phavila với hơn 8 năm hỗ trợ các doanh nhân trong công tác giấy tờ, thủ tục hành chính. Như những người bạn, chúng tôi hiểu được rằng khi một doanh nghiệp cần thay đổi thông tin, những điều cần nhất chính là:
- ✔️ Sự nhanh chóng, mau mắn;
- ✔️ Thủ tục gọn nhẹ để mọi việc diễn ra “suôn sẻ” và “êm đẹp”;
- ✔️ Một chi phí hợp lý;
- ✔️ Đảm bảo mọi thủ tục phải tuân theo và đáp ứng các yêu cầu của pháp luật.
- ✔️ Luôn sẵn sàng, có khả năng giải quyết các vấn phát sinh.
Vì thế, chúng tôi đưa ra một quy trình chuẩn khép kín để có thể cung cấp một dịch vụ “rẻ nhất” ; “nhanh nhất” và “uy tín” nhất.
CẦN CUNG CẤP THÔNG TIN GÌ CHO PHAVILA?
ĐỂ SỬ DỤNG DỊCH VỤ THAY ĐỔI TÊN CÔNG TY CỦA TRUNG TÂM HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP PHAVILA, CÁC DOANH NHÂN CHỈ VIỆC CHO CHÚNG TÔI BIẾT MÃ SỐ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP, MỨC VỐN MỚI VÀ TỶ LỆ GÓP VỐN CỦA TỪNG THÀNH VIÊN MÀ CÁC BẠN MUỐN THAY ĐỔI. TẤT CẢ NHỮNG VIỆC CÒN LẠI CHÚNG TÔI SẼ HỖ TRỢ CÁC BẠN!
Với một quy trình tinh gọn được cải tiến trong suốt quá trình đồng hành cùng khách hàng đã giúp Phavila có thể hỗ trợ được nhiều doanh nghiệp một cách nhanh chóng và tiết kiệm đáng kể.
Nếu doanh nghiệp của bạn đang cần được tư vấn và hỗ trợ trong công tác thay đổi địa chỉ trụ sở Hãy Bấm VÀO ĐÂY để xem qua BẢNG GIÁ DỊCH VỤ THAY ĐỔI VỐN ĐIỀU LỆ CÔNG TY SIÊU TIẾT KIỆM của chúng tôi dành cho khách hàng trong dịp ưu đãi này.
Vốn kinh doanh hiện nay của tôi là 5 tỷ, tôi muốn đăng ký thêm 5 tỷ nữa thì nghĩa vụ thuế của tôi có gì thay đổi không? Tôi có phải chứng minh nguồn vốn tăng thêm không?
Chào bạn, cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi thông tin đến Hỗ trợ doanh nghiệp Phavila Việt Nam. Khi doanh nghiệp có nhu cầu tăng vốn thì có thể thực hiện thủ tục tại Cơ quan đăng ký kinh doanh, và doanh nghiệp không cần phải chứng minh nguồn vốn tăng thêm. Tuy nhiên, khi tăng vốn doanh nghiệp cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Việc thực hiện thủ tục tăng vốn nên thực hiện sau khi đã hoàn thành tăng vốn trên thực tế để tránh tình trạng góp vốn không đủ, phải đăng ký giảm xuống thì thủ tục rất phức tạp.
– Việc tăng vốn có làm thay đổi mức thuế môn bài doanh nghiệp phải đóng hay không? Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP thì mức vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống thì thuế môn bài phải đóng là 2.000.000 VND/năm, còn mức vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng thì thuế môn bài phải đóng là 3.000.000 VND/năm.