Việc đặt tên cho doanh nghiệp hiện nay có thể nói là chuyện khó đối với nhiều nhà đầu tư đứng ra thành lập doanh nghiệp mới. Bởi tầm quan trọng của nó không chỉ ảnh hưởng xuyên suốt quá trình hoạt động tạo thương hiệu, hình ảnh cho công ty mà còn giúp doanh nghiệp tránh các trường hợp bị đặt vào thế “đã rồi”.
Vậy thì cần lưu ý điều gì khi đặt tên cho doanh nghiệp? Những lưu ý dưới đây sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc đặt tên.
Nội dung bài viết
Các thành tố tạo nên tên doanh nghiệp
Để đặt tên cho doanh nghiệp theo đúng quy định và đạt hiệu quả thì trước hết bạn phải nắm rõ các thành tố tạo nên tên doanh nghiệp.
Ví dụ: Loại hình doanh nghiệp “CÔNG TY TNHH” + Tên riêng của doanh nghiệp “THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ THÀNH ĐẠT“. Vậy tên doanh nghiệp hoàn chỉnh sẽ là “CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ THÀNH ĐẠT“.
Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp
1. Tên trùng và tên gây nhầm lẫn
Hiện nay, khi đăng ký kinh doanh mọi thông tin của doanh nghiệp đều được công bố và lưu trữ trên Hệ thống đăng ký kinh doanh của quốc gia. Khi doanh nghiệp đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác, Cơ quan nhà nước sẽ dễ dàng phát hiện và không cho phép doanh nghiệp đăng ký.
1️⃣ Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp có các ký tự được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký trên hệ thống.
2️⃣ Tên gây nhầm lẫn là tên tiếng việt của doanh nghiệp muốn đăng ký và thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Tên tiếng Việt của doanh nghiệp được phát âm (đọc) giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên viết tắt của doanh nghiệp trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên riêng của doanh nghiệp chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
- Tên riêng của doanh nghiệp chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-”, “_”;
- Tên riêng của doanh nghiệp chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên riêng của doanh nghiệp chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.
Như vậy, khi bạn đặt tên dự kiến cho doanh nghiệp có các dấu hiệu vi phạm, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền chấp thuận hoặc từ chối và quyết định đó sẽ là quyết định cuối cùng.
Trường hợp có tên trùng hoặc gây nhầm lẫn trên hệ thống, Cơ quan đăng ký kinh doanh khuyến khích doanh nghiệp tự thương lượng với nhau để đổi tên hoặc bổ sung thêm các yếu tố để phân biệt tên doanh nghiệp trên cơ sở tôn trọng quyền của nhau.
>>> Xem thêm: Dịch vụ thành lập Công ty cổ phần GIÁ RẺ, UY TÍN tại TP. HCM <<<
2. Đặt tên cho doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp khi đặt tên riêng cho công ty không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đó.
Khi phát hiện vi phạm, chủ thể quyền sở hữu công nghiệp có quyền đề nghị Phòng Đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp có tên xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của mình phải thay đổi tên gọi sao cho phù hợp.
Trường hợp Doanh nghiệp xâm phạm không có phản hồi và không thực hiện báo cáo, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp đó.
3. Một số điều cấm khác khi đặt tên doanh nghiệp
– Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
– Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Một số lưu ý khi sử dụng tên doanh nghiệp
– Những doanh nghiệp đang hoạt động theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định tại Nghị định 108/2006/NĐ-CP) khi thực hiện thủ tục tách giấy phép thì vẫn được tiếp tục sử dụng tên doanh nghiệp đã đăng ký một cách hợp pháp và không bắt buộc phải đăng ký đổi tên.
– Tên doanh nghiệp sau khi đã đăng ký thành công tại Sở Kế hoạch và đầu tư thì phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
– Tên doanh nghiệp phải được viết in hoa trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
>>> Xem thêm: Dịch vụ đăng ký bảo hộ logo/ thương hiệu độc quyền cho doanh nghiệp <<<
Lời khuyên dành cho doanh nghiệp khi đặt tên doanh nghiệp
1. Tên doanh nghiệp cần rõ ràng, dễ đọc dễ nhớ
Tên công ty vừa phản ánh hình ảnh bên ngoài của doanh nghiệp, vừa có mối liên hệ mật thiết đến quá trình hoạt động kinh doanh nên việc đặt tên công ty cần rõ ràng là một điều hết sức quan trọng.
Tên công ty cần rõ ràng, tức là phải dễ đọc dễ nhớ để khi bạn thực hiện các kênh truyền thông để quảng bá thương hiệu đạt hiệu quả một cách tốt nhất. Thực tế cho thấy, Coca-Cola hay Jimmy John tạo ấn tượng và thành công trong việc đặt tên là nhờ việc lặp lại các phụ âm đầu, tạo nên điệp âm và độ dễ nhớ cho nhiều người khi đọc chúng.
Đôi khi tên công ty không cần ý nghĩa gì quá đặc biệt, chỉ cần dễ đọc dễ nhớ là đủ. Và đó cũng là một trong những xu hướng chọn tên công ty rất hay được nhiều bạn trẻ lựa chọn hiện nay. Ví dụ: Lozi, Sudo, Kaia, Tino,…
2. Chắc chắn rằng tên doanh nghiệp có thể phát triển thành thương hiệu riêng của bạn
Bên cạnh việc dễ đọc dễ nhớ thì tên công ty cần mang đặc trưng riêng của bạn vì khi mới thành lập tuy quy mô công ty không lớn nhưng về lâu dài nếu công việc kinh doanh thuận lợi chắc chắn nó sẽ phát triển thành thương hiệu của riêng bạn. Vì vậy hãy chuẩn bị cho việc phát triển thương hiệu ngay từ khi đặt tên công ty.
Để tạo ra đặc trưng riêng cho việc đặt tên công ty bạn có thể dựa vào một số tiêu chí như:
- Đặt tên theo người. Ví dụ: Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (đặt theo tên của con trai bầu Đức).
- Đặt tên theo chữ cái hoặc chữ số. Ví dụ: Công ty TNHH thương mại du lịch 333; Công ty TNHH phần mềm ABC .
- Đặt tên công ty có ngành nghề kinh doanh. Ví dụ: Công ty TNHH xây dựng Vinhouse.
- Đặt tên công ty thể hiện sự quyết tâm. Ví dụ: Công ty cổ phần thương mại Tiên Phong.
- Đặt tên công ty theo biểu tượng. Ví dụ: Công ty Cổ phần du lịch Bông sen vàng.
- Đặt tên công ty có sử dụng tiếng nước ngoài. Ví dụ: Công ty TNHH dinh dưỡng GreenFarm.
3. Hãy cẩn thận khi đặt tên viết tắt
Viết tắt trong tên sẽ là một điều rất tẻ nhạt và gây khó hiểu, trừ khi đó là những tập đoàn hàng tỷ đô và có hàng thập kỷ hình thành và phát triển như IBM, 3M hay BMW…
Trên đây là những thông tin tư vấn pháp luật thường xuyên mà Phavila cung cấp. Hy vọng những chia sẻ và kinh nghiệm từ chúng tôi sẽ giúp ích và hỗ trợ cho Quý doanh nghiệp.
DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI PHAVILA
Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp Phavila với hơn 8 năm hỗ trợ các doanh nhân trong công tác giấy tờ, thủ tục hành chính. Như những người bạn, chúng tôi hiểu được rằng khi một doanh nghiệp cần sử dụng dịch vụ hỗ trợ, những điều cần nhất chính là:
- ✔️ Sự nhanh chóng, mau mắn;
- ✔️ Thủ tục gọn nhẹ để mọi việc diễn ra “suôn sẻ” và “êm đẹp”;
- ✔️ Một chi phí hợp lý;
- ✔️ Đảm bảo mọi thủ tục phải tuân theo và đáp ứng các yêu cầu của pháp luật;
- ✔️ Luôn sẵn sàng, có khả năng giải quyết các vấn phát sinh.
Vì thế, chúng tôi đưa ra một quy trình chuẩn khép kín để có thể cung cấp một dịch vụ “rẻ nhất” ; “nhanh nhất” và “uy tín” nhất.
Nếu doanh nghiệp đang gặp khó khăn và cần làm thủ tục thành lập công ty, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn một cách nhanh chóng, uy tín và chuyên nghiệp.