Nội dung bài viết
Căn cứ pháp lý
Trong thời gian gần đây, số lượng doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động ngày càng nhiều. Theo thống kê tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, trong 7 tháng đầu năm 2023, có khoảng 66.817 đơn vị phải tạm ngừng hoạt động kinh doanh trong ngắn hạn, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm 2022. Điều này cho thấy xu hướng tạm ngừng hoạt trong thời gian tới sẽ tiếp tục gia tăng.
Vậy, tạm ngừng hoạt động là gì? Trình tự, thủ tục thực hiện như thế nào? Sẽ được chúng tôi phần nào giải đáp trong bài viết dưới đây.
Tạm ngừng kinh doanh là gì?
Có thể hiểu, tạm ngừng kinh doanh là tình trạng pháp lý mà doanh nghiệp đang tạm ngừng sản xuất, kinh doanh. Thời gian tạm ngừng hoạt động theo quy định không được quá 01 năm. Doanh nghiệp sẽ trở lại hoạt động sau khi hết thời hạn tạm ngừng theo quy định.
Khi nào thì doanh nghiệp có thể tạm ngừng hoạt động?
Doanh nghiệp sẽ được xem là tạm ngừng hoạt động khi bắt đầu thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh. Đồng thời, thời điểm kết thúc tình trạng “Tạm ngừng kinh doanh” là khi thời hạn tạm ngừng kết thúc hoặc ngày công thông báo tiếp tục hoạt động trước khi hết thời hạn tạm ngừng theo quy định.
Như vậy, có thể thấy, doanh nghiệp cũng có thể tự mình chủ động thông báo tiếp tục hoạt động kinh doanh mà không cần phải chờ đến thời điểm hết thời hạn theo quy định.
Trình tự, thủ tục tạm ngừng hoạt động thực hiện như thế nào?
Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ là cơ quan có quyền thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh của các công ty. Theo đó, sẽ có 02 trường hợp mà các doanh nghiệp có thể tạm ngừng hoạt động của mình gồm:
Thứ nhất, doanh nghiệp tự thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh
Khi tình hình hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn mà không thể tiếp tục hoạt động thì có thể tự mình thực hiện thủ tục để tạm ngừng hoạt động. Khi đó, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục theo 02 bước sau:
- Bước 1: Ban hành quyết định, nghị quyết, biên bản họp về việc tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với công ty TNHH 1 thành viên cần có quyết định, nghị quyết của chủ sở hữu.
- Bước 2: Gửi Thông báo về việc tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh.
Sau khi nhận được hồ sơ của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và trao Giấy biên nhận. Đồng thời, cấp Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Ngoài ra, khi các công ty đang đăng ký tạm ngừng hoạt động, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp và tình trạng của tất cả các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh (nếu có) trong Cơ sở dữ liệu quốc gia sang tình trạng tạm ngừng kinh doanh.
Như đã nói ở trên, doanh nghiệp cũng có thể hoạt động trở lại trước khi hết thời hạn tạm ngừng. Khi đó, doanh nghiệp thực hiện thủ tục tương tự như Bước 2 ở trên.
Thứ hai, doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng có thể yêu cầu doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động nếu doanh nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau:
- Tạm ngừng hoặc chấm dứt kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật.
- Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh một, một số ngành, nghề kinh doanh hoặc trong một số lĩnh vực theo quyết định của Tòa án.
Trong trường hợp sau khi nhận được yêu cầu của cơ quan nhà nước mà doanh nghiệp không tạm ngừng hoạt động. Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ “Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về việc tuân thủ quy định của Luật Doanh nghiệp” theo quy định. Sau 06 tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu mà doanh nghiệp không gửi báo cáo về Phòng Đăng ký kinh doanh. Khi đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền thu hồi Giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
Sau khi tạm ngừng hoạt động, doanh nghiệp cần làm gì?
Trong thời hạn tạm ngừng hoạt động, các công ty dừng mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ về thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp nếu còn đang nợ cho cơ quan nhà nước. Đồng thời, doanh nghiệp phải tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký kết với các khách hàng và người lao động của mình để tránh xảy ra các tranh chấp không đáng có. Trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác liên quan đến việc tạm thời ngừng thực hiện các nghĩa vụ này cho đến khi doanh nghiệp hoạt động trở lại hoặc một thời gian khác do các bên thỏa thuận.
Ngoài ra, doanh nghiệp không được phép ký hợp đồng, xuất hóa đơn hay thực hiện bất kỳ một giao dịch nào khác trong thời gian tạm ngừng hoạt động của mình. Sau khi hết thời gian tạm ngừng theo quy định, công ty phải hoạt động trở lại, trừ trường hợp doanh nghiệp đề nghị được tiếp tục tạm ngừng hoạt
Trên đây là một số thông tin liên quan đến các quy định về trình tự, thủ tục tạm ngừng hoạt động hiện nay mà doanh nghiệp cần thực hiện. Chúng tôi sẽ liên tục cập nhật các quy định để mang đến cho bạn đọc thông tin mới nhất và chính xác nhất.
Ngoài ra, chúng tôi có các dịch vụ hỗ trợ thủ tục tạm ngừng hoạt động cho các khách hàng có nhu cầu. Hãy liên hệ với Phavila hoặc liên hệ qua Hotline số 0903343074 hoặc 0777020312 nếu bạn cần được tư vấn thêm về vấn đề này và các dịch vụ pháp lý doanh nghiệp khác.