Bảo hiểm xã hội không chỉ là điều kiện bắt buộc trong lao động tại Việt Nam cả về phía người lao động và người sử dụng lao động. Nó còn là công cụ của nhà nước để đảm bảo an sinh xã hội và những quyền lợi cơ bản cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập ngoài ý muốn.
Nội dung bài viết
NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
BẢO HIỂM XÃ HỘI LÀ GÌ?
Bảo hiểm xã hội (viết tắt: BHXH) là sự bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập ngoài ý muốn, dựa trên sự đóng góp của các bên tham gia BHXH bao gồm cá nhân tham gia – tổ chức đi kèm với sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm hệ thống an sinh xã hội ngày một phát triển.
SỔ BẢO HIỂM XÃ HỘI CHỨA NHỮNG THÔNG TIN GÌ?
Bảo hiểm xã hội chứa ba thông tin chính sau:
✔️ Đối tượng được hưởng;
✔️ Điều kiện được hưởng;
✔️ Mức hưởng và thời hạn hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội.
CÁC LOẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bảo hiểm xã hội khác nhau, nhưng nhìn chung BHXH được phân ra làm hai nhóm chính, đó chính là :
Bảo hiểm xã hội bắt buộc: là BHXH do Nhà nước tổ chức và bắt buộc người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Bao gồm những chế độ mang lại nhiều lợi ích cho người tham gia như: thai sản , ốm đau , tai nạn lao động ,… là những sự kiện khó nắm bắt trong cuộc sống, chuẩn bị trước cho những sự kiện này giúp đảm bảo cuộc sống cá nhân và nâng cao đời sống xã hội.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện: là loại hình BHXH cũng do Nhà nước tổ chức, nhưng với phương thức linh hoạt hơn. Người tham gia được lựa chọn phương thức khác nhau như hưu trí, tử xuất và phù hợp với thu nhập của mình.
MỨC ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI NĂM 2020
Mức đóng bắt buộc của người lao động:
Mức đóng của người sử dụng lao động:
PHÂN BIỆT GIỮA BHXH VÀ BẢO HIỂM Y TẾ
Bảo hiểm y tế: là loại hình bảo hiểm dùng trong lĩnh vực Y tế, người tham gia BHYT sẽ được trả một phần hoặc toàn bộ chi phí khi tham gia các hoạt dộng Y tế, như: chuẩn bệnh, thuốc men,…
Điểm khác nhau:
- BHXH không bao gồm BHYT;
- Mức đóng quyền lợi được hưởng giữa BHYT và BHXH cũng khác nhau
- Đối tượng tham gia BHXH giới hạn chỉ ở người tham gia lao động và người ngoài độ tuổi lao động, khác với BHYT dành cho tất cả mọi người;
- Cuối cùng, đó chính là phương thức thanh toán. Người tham gia BHYT khi tham gia các hoạt động Y tế khám, chữa bệnh,.. sẽ được BHYT thanh toán hoặc giảm vào hóa đơn trực tiếp. Ngược lại với BHXH , khi người lao động bị mất hoặc giảm thu nhập ngoài ý muốn thì cần phải làm hồ sơ chờ duyệt.
KHI NÀO DOANH NGHIỆP CẦN ĐĂNG KÝ BHXH CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG?
Theo Khoản 1 Điều 4 Quyết Định 595/QĐ-BHXH:
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:
1.1. Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
1.2. Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018);
1.3. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;
1.4. Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu đối với trường hợp BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân bàn giao cho BHXH tỉnh;
1.5. Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
HỒ SƠ ĐĂNG KÝ BHXH LẦN ĐẦU BAO GỒM NHỮNG GÌ?
Đối với người lao động: Chuẩn bị tờ khai tham gia Bảo hiểm xã hội Theo mẫu TK1-TS – Ban hành kèm QĐ số 888/QĐ-BHXH.
Đối với người sử dụng lao động:
- Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT
Theo mẫu TK3-TS – Ban hành kèm theo QĐ số 595/QĐ-BHXH. - Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN
Mẫu D02-TS – Ban hành kèm theo QĐ số 595/QĐ-BHXH.
CÁCH TRA CỨU THÔNG TIN BHXH
Để tra cứu được thông tin về quá trình tham gia Bảo hiểm xã hội, đầu tiên các bạn hãy Truy cập vào trang web https://baohiemxahoi.gov.vn/ chọn mục “Tra cứu Trực tuyến”.
Tại các mục có dấu “*” các bạn cần điền chính xác thông tin cần cung cấp để có thể tra cứu được chính xác thông tin về BHXH của bản thân.
DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ BẢO HIỂM XÃ HỘI CHO DOANH NGHIỆP TẠI PHAVILA
Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp Phavila với hơn 8 năm hỗ trợ các doanh nhân trong công tác giấy tờ, thủ tục hành chính. Như những người bạn, chúng tôi hiểu được rằng khi một doanh nghiệp cần sử dụng dịch vụ hỗ trợ, những điều cần nhất chính là:
- ✔️ Sự nhanh chóng, mau mắn;
- ✔️ Thủ tục gọn nhẹ để mọi việc diễn ra “suôn sẻ” và “êm đẹp”;
- ✔️ Một chi phí hợp lý;
- ✔️ Đảm bảo mọi thủ tục phải tuân theo và đáp ứng các yêu cầu của pháp luật.
- ✔️ Luôn sẵn sàng, có khả năng giải quyết các vấn phát sinh.
Vì thế, chúng tôi đưa ra một quy trình chuẩn khép kín để có thể cung cấp một dịch vụ “rẻ nhất” ; “nhanh nhất” và “uy tín” nhất.
Nếu doanh nghiệp đang gặp khó khăn và cần làm thủ tục ĐĂNG KÝ BẢO HIỂM XÃ HỘI, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn một cách nhanh chóng, uy tín và chuyên nghiệp.
Giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị doanh nghiệp tư nhân có bắt buộc phải đóng BHXH, BHYT hay không?
Chào bạn, cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi thông tin đến Hỗ trợ doanh nghiệp Phavila Việt Nam. Căn cứ Quyết định 902/QĐ-BHXH ngày 26/06/2007 của BHXH Việt Nam ”Tiền lương, tiền công để tính đóng BHXH, BHYT của người quản lý doanh nghiệp là chủ sở hữu, Giám đốc doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh công ty hợp danh, Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, thành viên hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng và kiểm soát viên là mức tiền lương do Điều lệ của Công ty quy định nhưng phải được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố”.
Xin chào Phavila, em là sinh viên mới ra trường, đi làm được 2 tháng rồi ạ. Và 2 tháng đó là 2 tháng thử việc mà em ký hợp đồng với bên công ty xây dựng. Luật sư cho em hỏi thời gian thử việc có đóng BHXH, BHYT không?
Chào bạn, cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi thông tin đến Hỗ trợ doanh nghiệp Phavila Việt Nam. Thời gian thử việc (tối đa là 2 tháng) được thực hiện trên cơ sở “hợp đồng thử việc” chứ chưa phải là thời gian làm việc chính thức theo HĐLĐ, nên không thuộc diện đóng BHXH, BHYT.