Căn cứ pháp lý
Hoạt động dịch vụ việc làm là gì?
Hiện nay, khi tuyển dụng một vị trí hoặc tìm kiếm công việc, doanh nghiệp và người lao động thường tìm đến các hoạt động dịch vụ việc làm. Có thể hiểu, hoạt động dịch vụ việc làm là việc tư vấn, giới thiệu việc làm; cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của các doanh nghiệp,… được thực hiện bởi trung tâm giới thiệu việc làm hoặc các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.
Trong đó, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm là hình thức khá phổ biến được nhiều người biết đến thông qua các trang tuyển dụng như: TopCV, CarreerBuilder, Ybox,… Vậy doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm là gì? Điều kiện, trình tự thủ tục đăng ký như thế nào? Và cần lưu ý khi trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp sẽ phần nào được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây.
1. Điều kiện thành lập doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm
- Đầu tiên, để có thể hoạt động dịch vụ việc làm, doanh nghiệp cần đáp ứng được các điều kiện cơ bản về địa điểm hoạt động. Theo đó, doanh nghiệp cần phải có địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định từ 36 tháng trở lên;
- Tiếp theo, doanh nghiệp cần thực hiện ký quỹ tại ngân hàng. 300.000.000 triệu đồng là số tiền mà doanh nghiệp cần có để ký quỹ tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay. Doanh nghiệp có thể lựa chọn doanh nghiệp để ký quỹ theo ý chí của mình mà không có sự ép buộc;
- Cuối cùng là điều kiện đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Theo đó, người đại diện cho doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm phải đảm bảo đáp ứng được cái tiêu chí sau:
- Phải là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành;
- Lý lịch tư pháp rõ ràng, không có tiền án, tiền sự, án tích trước đây;
- Có trình độ từ đại học trở lên hoặc đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý dịch vụ việc làm hoặc cung ứng lao động từ đủ 02 năm (24 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.
Đây là ba điều kiện khởi đầu mà một doanh nghiệp cần phải đáp ứng khi có mong muốn thành lập doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm tại Việt Nam.
2. Trình tự, thủ tục thực hiện
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp dự kiến đặt trụ sở hoạt động sẽ là cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký hoạt động dịch vụ việc làm từ các doanh nghiệp. Lúc này, doanh nghiệp cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ với các tài liệu bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp phép;
- Bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc hợp đồng thuê địa điểm đặt trụ sở chính, chi nhánh;
- Giấy chứng nhận tiền ký quỹ;
- Bản lý lịch tự thuật của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
- Phiếu lý lịch tư pháp số 1 của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
- Bản sao chứng thực bằng cấp chuyên môn hoặc một trong các văn bản chứng minh thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý dịch vụ việc làm hoặc cung ứng lao động của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp như sau:
- Bản sao hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, giao nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
- Bản sao quyết định bổ nhiệm hoặc văn bản công nhận quyết định bầu của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Văn bản ủy quyền hoặc giấy giới thiệu cho người nộp thay trong trường hợp người đại diện theo pháp luật không thể trực tiếp nộp hồ sơ.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ tài liệu theo yêu cầu trên, doanh nghiệp tiến hành nộp hồ đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi dự kiến đặt trụ sở.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét cấp Giấy phép cho doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ có sai sót, chưa đầy đủ thì sẽ được yêu cầu bằng văn bản chỉnh sửa, nộp bổ sung hồ sơ và từu chối cấp Giấy phép theo quy định.
3. Một số lưu ý và trách nhiệm của doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm
3.1. Lưu ý khi chuẩn bị và nộp hồ sơ
Trong quá trình thực hiện thủ tục, các doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề liên quan đến thời hạn thuê trụ sở hoạt động. Cụ thể, có không ít trường hợp khi thực hiện thủ tục mới phát hiện thời hạn thuê còn lại không đủ 36 tháng theo quy định. Khi đó, doanh nghiệp lại mất các khoản chi phí phát sinh và thời gian để ký mới hoặc gia hạn thời hạn thuê văn phòng. Điều này sẽ kéo dài thời gian mà doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ cũng như là việc được cấp Giấy phép.
Thứ hai, về vấn đề tài chính. Doanh nghiệp khi đăng ký hoạt động ngoài đảm bảo số tiền ký quỹ đủ 300.000.000 đồng theo quy định thì cũng nên có vốn điều lệ lớn để khi hoạt động có thể tạo được niềm tin hơn với các đối tác của mình. Bởi lẽ, nếu số vốn điều lệ thấp, ngoài việc không tạo ra được uy tín với khách hàng thì trong trường hợp có xảy ra vấn đề bồi thường cần sử dụng đến tiền ký quỹ thì nếu sau khi rút tiền ký quỹ mà doanh nghiệp không thể đóng hoàn trả lại số tiền đã rút, khi đó doanh nghiệp sẽ bị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thu hồi Giấy phép.
Thứ ba, về ngành, nghề kinh doanh dịch vụ việc làm trong Giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó, Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm có thể xem là một “giấy phép con” mà các doanh nghiệp cần phải có để có thể được phép hoạt động trong lĩnh vực này. Cùng với đó, dịch vụ việc làm phải là ngành, nghề mà doanh nghiệp được phép hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp khi tiến hành nộp hồ sơ, doanh nghiệp đã có đăng ký ngành, nghề về việc làm trong Giấy phép đăng ký kinh doanh của mình thì nên có văn bản xác nhận rằng là một trong những ngành, nghề mà doanh nghiệp được phép kinh doanh hoạt động kèm theo hồ sơ. Trường hợp chưa tiến hành đăng ký, cập nhật ngành, nghề này, doanh nghiệp phải bổ sung, đăng ký thêm ngành, nghề về việc làm trong Giấy phép đăng ký kinh doanh của mình để đáp ứng được cầu yêu cầu theo quy định pháp luật.
3.2. Sau khi được cấp Giấy phép và bắt đầu hoạt động
Sau khi được Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp phép hoạt động, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục thông báo hoạt động của doanh nghiệp mình đến cơ quan có thẩm quyền và người dân biết. Theo đó:
- Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy phép, doanh nghiệp bắt buộc phải thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, truyền hình,…) về giấy phép, địa điểm, lĩnh vực hoạt động,… để người dân có thể biết đến và theo dõi.
- Trước 10 ngày làm việc, kể từ ngày bắt đầu hoạt động (không phải kể từ ngày được cấp phép) doanh nghiệp có trách nhiệm phải thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính về ngày bắt đầu hoạt động.
Đây là những điều mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện sau khi nhận được Giấy phép, mọi hành vi chậm trễ hoặc không thực hiện đúng theo các quy định trên có thể bị xử phạt hoặc thậm chí doanh nghiệp có thể bị thu hồi Giấy phép hoạt động của mình.
4. Trách nhiệm của doanh nghiệp
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ của mình với cơ quan quản lý cũng như báo cáo công khai, minh bạch các hoạt động kinh doanh của mình tại trụ sở doanh nghiệp cụ thể như sau:
- Niêm yết công khai bản sao Giấy phép được cấp tại trụ sở chính của doanh nghiệp;
- Báo cáo định kỳ hàng tháng, mỗi 06 tháng và hàng năm tình hình hoạt động dịch vụ việc làm, thực hiện kê khai giá dịch vụ của doanh nghiệp đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội;
- Báo cáo kịp thời trong trường hợp xảy ra sự cố liên quan đến hoạt động dịch vụ việc làm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động dịch vụ việc làm,… và các trách nhiệm khác theo quy định pháp luật.
Trên đây là một số nội dung liên quan đến điều kiện, trình tự, thủ tục mà doanh nghiệp cần thực hiện đăng ký hoạt động dịch vụ việc làm và một số lưu ý cho doanh nghiệp trong quá trình thực thủ tục này. Nhìn chung, các quy định và thủ tục nêu trên tương đối chặt chẽ và yêu cầu cao đối với các doanh nghiệp để được cấp phép và hoạt động để đảm bảo được các trách nhiệm và nghĩa vụ đối với người lao động và các đối tác của mình. Đây là giấy phép bắt buộc mà doanh nghiệp cần phải có để doanh nghiệp có thể được hoạt động dịch vụ việc làm. Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến thời hạn thuê văn phòng, tài chính và ký quỹ hay nghĩa vụ thông báo, báo cáo tình hình hoạt động cũng là những điều mà doanh nghiệp cần phải lưu ý và thực hiện đúng theo quy định để tránh các trường hợp bị xử phạt hành chính hay thậm chí là thu hồi lại Giấy phép.
Ngoài ra, chúng tôi có các dịch vụ hỗ trợ thủ tục pháp lý doanh nghiệp cho các khách hàng có nhu cầu. Hãy liên hệ với chúng tôi tại địa chỉ Phavila hoặc liên hệ Hotline số 0903343074 hoặc 0777020312 nếu bạn cần được tư vấn thêm về vấn đề này hay các dịch vụ pháp lý doanh nghiệp khác.