Đăng ký nhãn hiệu để làm gì? Để xác định giá trị của một doanh nghiệp, nhà đầu tư không chỉ đánh giá về tài sản hữu hình doanh nghiệp có mà còn xem xét đến loại tài sản vô hình như: dữ liệu thông tin, sở hữu trí tuệ, nguồn nhân lực… Và nhãn hiệu được xem là một loại tài sản vô hình mang lại giá trị hữu hình vô cùng lớn cho doanh nghiệp, đặc biệt là trong thời buổi toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay.
Chính vì vậy, đăng ký nhãn hiệu tức là bảo vệ quyền lợi, đảm bảo cạnh tranh cho chính doanh nghiệp có định hướng phát triển rõ ràng về sau. Nhãn hiệu khi được bảo hộ hợp pháp là dấu hiệu để phân biệt các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và gắn liền với uy tín, chất lượng, niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp.
Nội dung bài viết
Khái niệm nhãn hiệu/ logo độc quyền
Nhãn hiệu/ logo độc quyền (gọi tắt là nhãn hiệu) là tập hợp những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, hình ảnh, hình vẽ, từ ngữ,… kết hợp với các màu sắc và phải có sự khác biệt với những logo, nhãn hiệu đã bảo hộ của doanh nghiệp khác.
Theo quy định pháp luật Việt Nam hiện nay, việc đăng ký bảo hộ độc quyền là hoàn toàn tự nguyện và không có yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên, tình trạng bị xâm phạm, sử dụng hình ảnh trái phép các nhãn hiệu nổi tiếng đã và đang diễn ra hàng loạt, khiến không ít chủ doanh nghiệp phải đau đầu và mất một khoản lợi nhuận lớn.
Việc giải quyết các tranh chấp về bảo hộ nhãn hiệu độc quyền cũng xảy ra những rủi ro và mất rất nhiều thời gian, chi phí cho doanh nghiệp. Vì vậy, khi thành lập công ty doanh nghiệp cần định hình rõ thương hiệu và đăng ký bảo hộ thương hiệu ngay từ ban đầu.
Để đăng ký bảo hộ, nhãn hiệu cần phải đáp ứng các điều kiện tối thiểu như sau
Thứ nhất, nhãn hiệu là tổng hợp các dấu hiệu phải nhìn thấy được.
▶️ Dấu hiệu có thể dưới dạng chữ cái, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc kết hợp các yếu tố đó thể hiện bằng nhiều màu sắc khác nhau.
▶️ Tổng thể những dấu hiệu trên phải nhìn thấy được và tồn tại dưới dạng một vật chất nhất định, tức là phải được nhận thức bằng thị giác của con người chứ không phải vô hình để phân biệt với hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp khác.
Thứ hai, nhãn hiệu phải có tính riêng biệt, phân biệt được với hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa dịch vụ của chủ thể khác.
▶️ Tính phân biệt được hiểu là nhãn hiệu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ cho người tiêu dùng phân biệt với các nhãn hiệu khác.
▶️ Ngoài ra, nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật sở hữu trí tuệ.
>>> Xem chi tiết: Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam là gì?
Quy trình đăng ký nhãn hiệu
Đăng ký nhãn hiệu là một quy trình dài và tốn khá nhiều thời gian để cơ quan Cục sở hữu trí tuệ có thể cấp Văn bằng bảo hộ cho chủ doanh nghiệp. Vì vậy, khi đăng ký bảo hộ Logo độc quyền doanh nghiệp cần phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng ngay từ khâu tra cứu để đánh giá, xem xét khả năng cấp Văn bằng của hồ sơ.
1. Tra cứu nhãn hiệu và đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu thành công
Trước khi nộp đơn yêu cầu bảo hộ, bước đầu tiên doanh nghiệp cần làm là tra cứu thông tin nhãn hiệu có liên quan để đánh giá khả năng cấp Văn bằng bảo hộ.
Dịch vụ tra cứu và tư vấn đăng ký nhãn hiệu tại Phavila (miễn phí) khi doanh nghiệp gửi thông tin về địa chỉ email: info@phavila.com như sau:
- ✅ File nhãn hiệu/logo cần đăng ký;
- ✅ Ảnh chụp/scan Giấy phép kinh doanh (đối với chủ thể đăng ký là Công ty, Hộ kinh doanh) hoặc CMND/CCCD (đối với chủ thể đăng ký là cá nhân);
- ✅ Thông tin liên hệ: Số điện thoại + Email + Địa chỉ nhận Thông báo cấp Văn bằng bảo hộ và Thông tin ngành nghề lĩnh vực kinh doanh.
Sau khi tiếp nhận thông tin, Chuyên viên bộ phận Sở hữu trí tuệ sẽ liên hệ với Quý khách để cung cấp Phiếu kết quả tra cứu nhãn hiệu, đồng thời tư vấn chuyên sâu về các thủ tục pháp lý đăng ký nhãn hiệu và đánh giá khả năng cấp Văn bằng bảo hộ.
Lưu ý: Việc tra cứu nhãn hiệu chỉ mang tính chất tham khảo và không là căn cứ cho Cơ quan sở hữu trí tuệ dựa vào để cấp hay không cấp văn bằng.
2. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm
Những tài liệu sau đây là những tài liệu tối thiểu phải có khi làm thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu:
- ☑️ 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN (đánh máy, không viết tay);
- ☑️ 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo có kích thước lớn hơn 3×3 cm nhưng không vượt quá 8×8 cm;
- ☑️ Chứng từ nộp lệ phí.
3. Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Bước 1: Nộp tờ khai đăng ký nhãn hiệu (logo) tại Cục sở hữu trí tuệ
Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ như trên, Doanh nghiệp có thể tiến hành nộp trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện (có kèm theo phí) đến một trong các cơ quan đại diện sở hữu trí tuệ như sau:
▶️ Cục sở hữu trí tuệ tại Hà Nội (địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội);
▶️ Văn phòng đại diện Cục sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh (địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh);
▶️ Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng (địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng).
Bước 2: Thẩm định hình thức hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Sau khi tiếp nhận, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu của doanh nghiệp sẽ được tổng hợp tại Cục sở hữu trí tuệ và xem xét đánh giá tính hợp lệ về hình thức như kích thước, màu sắc của nhãn hiệu/ logo; mô tả nhãn hiệu/ logo; phân loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ…
☑️ Nếu đơn hợp lệ về hình thức, trong vòng 01 tháng kể từ ngày nộp, doanh nghiệp sẽ được nhận Thông báo hợp lệ gửi về địa chỉ của chủ đơn khi đăng ký;
☑️ Nếu đơn chưa đáp ứng các điều kiện về hình thức, doanh nghiệp sẽ được nhận Thông báo từ chối nhận đơn và phải bổ sung đầy đủ theo yêu cầu của Cục sở hữu trí tuệ.
Kể từ ngày đơn hợp lệ, trong vòng 02 tháng, hồ sơ của bạn sẽ được công bố trên trang Công báo sở hữu công nghiệp để thông tin đến các đơn vị liên quan trước khi được cấp Văn bằng bảo hộ chính thức.
Bước 3: Thẩm định nội dung hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Thời hạn thẩm định: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn để Cục sở hữu trí tuệ xem xét đánh giá nội dung đăng ký nhãn hiệu và khả năng cấp Văn bằng bảo hộ chính thức cuối cùng.
☑️ Trường hợp nội dung đã hợp lệ và đáp ứng điều kiện, người đăng ký nhãn hiệu sẽ nhận được Thông báo dự định cấp văn bằng và số tiền lệ phí cần nộp.
☑️ Trường hợp nội dung chưa đáp ứng điều kiện, người đăng ký nhãn hiệu sẽ nhận được Thông báo từ chối cấp văn bằng. Chủ đơn có thể xem xét gửi khiếu nại và đưa ra các bằng chứng liên quan để làm căn cứ cho Cục sở hữu trí tuệ xem xét lại và cấp Văn bằng.
Bước 4: Trả kết quả Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo yêu cầu của chủ đơn
Sau khi thanh toán số lệ phí đã thông báo, Cục sở hữu trí tuệ sẽ cấp Văn bằng bảo hộ chính thức cho chủ đơn.
Nhãn hiệu sau khi đăng ký sẽ được bảo hộ trong thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và có thể gia hạn sau đó.
Những lưu ý quan trọng không thể bỏ qua khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu
Về chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 87 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành thì:” Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.”
Như vậy, các đối tượng có quyền đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
1️⃣ Tổ chức: Doanh nghiệp, Hộ kinh doanh…;
2️⃣ Cá nhân.
Rất nhiều người lầm tưởng rằng, khi đăng ký nhãn hiệu thì phải đăng ký kinh doanh thành lập công ty trước, rồi sau đó mới có thể thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, thì cá nhân ngay cả khi chưa mở công ty cũng được phép đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và các sản phẩm thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình.
Về thiết kế nhãn hiệu độc quyền có khả năng phân biệt
Thiết kế nhãn hiệu được coi là công việc nền tảng cho việc đăng ký nhãn hiệu và bảo hộ nó trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Vậy phải thiết kế nhãn hiệu như thế nào, làm sao để nó trông khác biệt và gây ấn tượng với khách hàng?
Một vài lưu ý dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn rõ ràng và dễ mường tượng hơn về nhãn hiệu của công ty mình:
- ✔️ Nhãn hiệu có thể là chữ hoặc hình hoặc là sự kết hợp giữa chữ và hình nhưng phải đảm bảo sự cách điệu, sáng tạo trong nét vẽ;
- ✔️ Nhãn hiệu phải mang ý nghĩa, vì nó có tác động mạnh mẽ, dễ gây ấn tượng và dễ đi vào nhận thức của khách hàng;
- ✔️ Khi thiết kế, nhãn hiệu cũng cần mang tính cách riêng của nó, có thể là mạnh mẽ, dịu dàng hay nổi loạn…
- ✔️ Một số mẫu nhãn hiệu sẽ không được cấp Văn bằng bảo hộ nếu:
- ◾ Là thiết kế hình, hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng;
- ◾ Là dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ, tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào (như dịch sang tiếng Anh, tiếng Nhật, Tiếng Tàu, tiếng La tinh…);
- ◾ Là dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hóa, dịch vụ;
- ◾ Là dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh;
- ◾ Là các dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ.
Về quyền lợi khi đăng ký nhãn hiệu và thời hạn bảo hộ nhãn hiệu
- ✔️ Có thể gắn chữ “R” – Registered (có nghĩa là đã đăng ký bảo hộ) lên nhãn hiệu của mình;
- ✔️ Nhãn hiệu khi đăng ký sẽ được bảo hộ 10 năm kể từ ngày cấp Văn bằng;
- ✔️ Doanh nghiệp có thể gia hạn thời hạn bảo hộ sau khi hết 10 năm để tiếp tục sử dụng logo, nhãn hiệu đã đăng ký và không giới hạn số lần đăng ký gia hạn (có thể gia hạn tiếp lần 2, lần 3… sau mỗi 10 năm).
Về nguyên tắc đăng ký quyền ưu tiên
Ảnh hưởng của nguyên tắc đăng ký quyền ưu tiên như thế nào? Theo Luật Sở hữu trí tuệ và các điều ước quốc tế liên quan thì trong quá trình nộp đơn của doanh nghiệp nếu có bất kỳ chủ thể nào khác nộp đơn cho cùng đối tượng thì cũng được tính là cùng ngày nộp đơn với doanh nghiệp.
Chính vì vậy, không ai dám khẳng định nhãn hiệu cứ nộp đơn và đã tra cứu tình trạng đăng ký nhãn hiệu sẽ đảm bảo chắc chắn sẽ được cấp văn bằng bảo hộ và không có tranh chấp.
DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU CHO DOANH NGHIỆP TẠI PHAVILA
Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp Phavila với hơn 8 năm hỗ trợ các doanh nhân trong công tác giấy tờ, thủ tục hành chính. Như những người bạn, chúng tôi hiểu được rằng khi một doanh nghiệp cần sử dụng dịch vụ hỗ trợ, những điều cần nhất chính là:
- ✔️ Sự nhanh chóng, mau mắn;
- ✔️ Thủ tục gọn nhẹ để mọi việc diễn ra “suôn sẻ” và “êm đẹp”;
- ✔️ Một chi phí hợp lý;
- ✔️ Đảm bảo mọi thủ tục phải tuân theo và đáp ứng các yêu cầu của pháp luật;
- ✔️ Luôn sẵn sàng, có khả năng giải quyết các vấn phát sinh.
Vì thế, chúng tôi đưa ra một quy trình chuẩn khép kín để có thể cung cấp một dịch vụ “rẻ nhất” ; “nhanh nhất” và “uy tín” nhất.
Nếu doanh nghiệp đang gặp khó khăn và cần làm thủ tục ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn một cách nhanh chóng, uy tín và chuyên nghiệp.
Tôi hiện đang hoạt động kinh doanh tự do, người ta hay nói là free lancer. Tuy nhiên, tôi cũng có hình ảnh thương hiệu riêng cho dịch vụ của mình. Liệu tôi không mở công ty thì có thể đăng ký bảo hộ thương hiệu được không? Cám ơn.
Chào bạn, cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi thông tin đến Hỗ trợ doanh nghiệp Phavila Việt Nam. Theo Điều 87 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành về quyền đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
“1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.”
Như vậy, luật pháp không phân biệt chủ thể đăng ký nhãn hiệu là cá nhân hay tổ chức. Dù bạn có thành lập công ty hay chưa thì vẫn đủ điều kiện để đăng ký bảo hộ thương hiệu riêng của bạn.