Khi doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô kinh doanh, tìm kiếm các thị trường mới sẽ cần thêm các cơ sở kinh doanh và xem xét đến việc nên thành lập chi nhánh hay thành lập văn phòng đại diện hay thành lập địa điểm kinh doanh.
Và việc lựa chọn loại hình phù hợp là vô cùng quan trọng để tiết kiệm chi phí cũng như tinh giản được các khâu thủ tục pháp lý. Những chia sẻ của Phavila dưới đây sẽ giúp chủ doanh nghiệp phân biệt và hiểu rõ được bản chất để xác định nên thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh.
Nội dung bài viết
Khái niệm
Theo Luật doanh nghiệp 2014, Chi nhánh, văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh được gọi chung là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp và cùng có chức năng giúp mở rộng quy mô công ty.
Tuy nhiên, mỗi loại hình đơn vị phụ thuộc lại có những đặc điểm, tính chất khác nhau, tùy vào nhu cầu của mỗi doanh nghiệp tại từng thời điểm mà nên lựa chọn thành lập loại hình đơn vị phụ thuộc phù hợp.
So sánh các loại hình đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp
Tiêu chí so sánh | Chi nhánh (CN) | Văn phòng đại diện (VPĐD) | Địa điểm kinh doanh (ĐĐKD) |
Khái niệm | CN là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền | VPĐD là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó | ĐĐKD là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể |
Bản chất | Giống như một công ty con, có thể thực hiện toàn bộ chức năng kinh doanh của doanh nghiệp, phát sinh hoạt động báo cáo thuế (trừ chi nhánh hạch toán phụ thuộc thì không phải báo cáo tài chính cuối năm) | Đại diện cho doanh nghiệp, dùng làm địa chỉ liên lạc, quảng bá thương hiệu công ty giúp tiếp cận thị trường mới nhưng không có chức năng kinh doanh | Có quy mô nhỏ hơn chi nhánh, là nơi thực hiện một phần chức năng kinh doanh của doanh nghiệp |
Thành lập | Có thể đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính | Có thể đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính | Từ ngày 10/10/2018, có thể được lập khác với tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính |
Con dấu | Được phép sử dụng con dấu | Được phép sử dụng con dấu (ngoài chức năng kinh doanh) | Không được phép sử dụng con dấu |
Hạch toán, kế toán và kê khai thuế | Có thể lựa chọn hạch toán phụ thuộc hoặc độc lập với doanh nghiệp. Do đó, chi nhánh có thể có mã số thuế riêng, hóa đơn riêng trong trường hợp lựa chọn hạch toán độc lập | Kê khai thuế tập trung theo Công ty | Hoàn toàn phụ thuộc vào trụ sở chính, hình thức kê khai thuế tập trung, sử dụng hóa đơn của công ty |
Nên thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh?
Khi doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh, tìm kiếm thị trường mới chắc hẳn sẽ phải thành lập thêm đơn vị phụ thuộc. Nhưng doanh nghiệp nên lựa chọn thành lập loại hình nào cho phù hợp, tiết kiệm tối đa chi phí và đáp ứng đúng nhu cầu kinh doanh?
Để giúp doanh nghiệp lựa chọn và đưa ra quyết định đúng đắn, Phavila xin chia sẻ những thông tin nên thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh như sau:
- ☑️ Trường hợp doanh nghiệp chỉ muốn quảng bá thương hiệu, tìm hiểu thị trường, là nơi đại diện cho doanh nghiệp làm địa chỉ liên lạc thì thành lập VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN là ưu tiên hàng đầu.
- ◾ Lợi ích: tránh được việc phải thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế phức tạp.
- ◾ Ví dụ, đối với các ngành nghề dịch vụ không trực tiếp sản xuất kinh doanh tại địa chỉ của đơn vị như: du lịch, xây dựng, tư vấn…
- ☑️ Trường hợp doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh, đặt thêm nhà xưởng ở các tỉnh thành khác để sản xuất kinh doanh mà không cần chức năng đại diện thì doanh nghiệp có thể lựa chọn lập địa điểm kinh doanh.
- ◾ Lợi ích: quy mô phù hợp, không phải kê khai báo cáo thuế giống như các loại hình đơn vị phụ thuộc còn lại.
- ◾ Ví dụ, đối với các ngành nghề chuyên về sản xuất như: may mặc, giày da, túi xách…
- ☑️ Trường hợp doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh sang tỉnh thành phố khác nơi đặt trụ sở chính, nhượng quyền thương hiệu, vừa có chức năng kinh doanh vừa có chức năng đại diện như công ty mẹ thì nên thành lập chi nhánh. Trưởng chi nhánh có thể có con dấu riêng và hoạt động độc lập với công ty mẹ.
- ◾ Lợi ích: Thay công ty mẹ ký kết hợp đồng kinh tế, kê khai nộp thuế riêng như một đơn vị độc lập nếu đăng ký là chi nhánh hạch toán độc lập. Việc hoạt động độc lập như vậy giúp thuận tiện cho khách hàng khi chỉ cần đến chi nhánh gần nhất để giao dịch thay vì phải đến trực tiếp trụ sở chính của công ty.
- ◾ Nhược điểm: Chi nhánh khi thành lập sẽ phát sinh thủ tục kê khai thuế. Đặc biệt, với chi nhánh hạch toán độc lập, cuối năm còn phải lập báo cáo tài chính cho hoạt động trong năm.
>>> Xem thêm: Thủ tục thay đổi địa chỉ công ty <<<
Một số lưu ý về chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
1. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh dự định thành lập
Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu (tương tự như đặt tên doanh nghiệp).
Tên văn phòng đại diện/ chi nhánh phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Văn phòng đại diện”/ “Chi nhánh”. Riêng đối với địa điểm kinh doanh thì không cần.
2. Địa điểm thuê để làm chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh
Tương tự như lưu ý về đặt địa chỉ trụ sở công ty, doanh nghiệp cần lưu ý địa chỉ của văn phòng đại diện/chi nhánh/địa điểm kinh doanh cũng không được là nhà tập thể, nhà chung cư.
Nếu là văn phòng trong các tòa nhà cao ốc thì phải được đăng ký chức năng kinh doanh rõ ràng. Còn trường hợp là nhà riêng thì cần cung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ, sổ hồng).
Cuối cùng, để đảm bảo tính pháp lý cho địa điểm thuê làm trụ sở văn phòng đại diện/chi nhánh/địa điểm kinh doanh, thì doanh nghiệp cần yêu cầu bên cho thuê cung cấp các giấy tờ sau:
◼️ Hợp đồng thuê văn phòng ghi rõ thời hạn, địa chỉ, mục đích cho thuê;
◼️ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ, sổ hồng) của văn phòng cho thuê;
◼️ Bản sao Chứng minh thư/Căn cước công dân và hộ khẩu của bên cho thuê.
>>> Xem thêm: Bổ sung ngành nghề kinh doanh cho công ty <<<
DỊCH VỤ THÀNH LẬP CHI NHÁNH, THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN, THÀNH LẬP ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP TẠI PHAVILA
Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp Phavila với hơn 8 năm hỗ trợ các doanh nhân trong công tác giấy tờ, thủ tục hành chính. Như những người bạn, chúng tôi hiểu được rằng khi một doanh nghiệp cần sử dụng dịch vụ hỗ trợ, những điều cần nhất chính là:
- ✔️ Sự nhanh chóng, mau mắn;
- ✔️ Thủ tục gọn nhẹ để mọi việc diễn ra “suôn sẻ” và “êm đẹp”;
- ✔️ Một chi phí hợp lý;
- ✔️ Đảm bảo mọi thủ tục phải tuân theo và đáp ứng các yêu cầu của pháp luật;
- ✔️ Luôn sẵn sàng, có khả năng giải quyết các vấn phát sinh.
Vì thế, chúng tôi đưa ra một quy trình chuẩn khép kín để có thể cung cấp một dịch vụ “rẻ nhất” ; “nhanh nhất” và “uy tín” nhất.
Nếu doanh nghiệp đang gặp khó khăn và cần làm thủ tục thành lập chi nhánh, thành lập văn phòng đại diện, thành lập địa điểm kinh doanh, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn một cách nhanh chóng, uy tín và chuyên nghiệp.
Công ty tôi cần thành lập thêm 2 cơ sở sản xuất sang Long An, Tiền Giang. Hiện nay tôi nghe nói được đăng ký địa điểm kinh doanh khác tỉnh với trụ sở, như vậy có chính xác không? Những thủ tục thuế và nghĩa vụ phải thực hiện bao gồm những gì, tốn nhiều chi phí không? Xin Phavila giải đáp thắc mắc. Cám ơn.
Chào bạn, cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi thông tin đến Hỗ trợ doanh nghiệp Phavila Việt Nam. Nếu như trước ngày 10/10/2018 theo Nghị định 78/2015/NĐ-CP, doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.
Thì hiện nay theo nghị định 108/2018/NĐ-CP địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đặt ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính.
Sau khi có Giấy phép, thủ tục thuế doanh nghiệp phải thực hiện đơn giản chỉ là:
– Nộp tờ khai và đóng lệ phí môn bài hằng năm;
– Treo biển hiệu.